Thăm chùa Thiên Tôn - Di tích lịch sử tại TP.HCM

Trong hẻm nhỏ số 117/3/2, đường An Bình, P.6, Q.5, TP.HCM, chùa Thiên Tôn - Di tích lịch sử cấp Thành phố đón lượng lớn tín đồ, Phật tử và khách hành hương viếng thăm những ngày đầu năm mới Ất Tỵ.

Chùa Thiên Tôn được công nhận Di tích lịch sử cấp Thành phố vào tháng 2-2011. Hiện nay do Hòa thượng Thích Chơn Không trụ trì

Chùa Thiên Tôn được công nhận Di tích lịch sử cấp Thành phố vào tháng 2-2011. Hiện nay do Hòa thượng Thích Chơn Không trụ trì

Viếng chùa, lễ Phật vào tháng Giêng, cầu nguyện bình an và hạnh phúc là phong tục truyền thống của người Phật tử. Những ngày đầu xuân, người dân, tín đồ Phật tử hành hương, viếng chùa Thiên Tôn 117/3/2 đường An Bình, P.6, Q.5, TP.HCM không chỉ cầu bình an mà còn quay về cội nguồn, nhớ về bậc tiền nhân, bậc tòng lâm thạch trụ.

Hòa thượng Thích Chơn Không, trụ trì chùa Thiên Tôn hiện nay cho biết, chùa Thiên Tôn trước đây hiệu là Giác Hoàng, khai sơn bởi Hòa thượng Thích Minh Đức, vào năm 1947 tại bến đò Cây Keo, Bến Hàm Tử. Đến năm 1952, chùa dời về địa chỉ hiện nay 117/3/2 đường An Bình, P.6, Q.5. Trong thời kỳ cách mạng hoạt động bí mật, từ năm 1955-1960, chùa Thiên Tôn là cơ sở của Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định.

Theo Hòa thượng Thích Chơn Không, tại chùa Thiên Tôn, Hòa thượng Thích Minh Đức đã từng nuôi giấu Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, nguyên Hội trưởng Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ; Hòa thượng Thích Thiện Hào, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; và nhiều vị cán bộ lãnh đạo cao cấp như: ông Nguyễn Văn Linh, ông Huỳnh Tấn Phát, ông Võ Văn Kiệt.

Phật tử thắp hương lễ Phật bên sân chùa Thiên Tôn

Phật tử thắp hương lễ Phật bên sân chùa Thiên Tôn

Trong 2 cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập dân tộc, tại chùa Thiên Tôn này, cố Hòa thượng Thích Minh Đức đã tích cực vận động quần chúng nhân dân, đồng bào Phật tử ủng hộ lương thực, vải sồ, thuốc men, máy đánh chữ... cho cách mạng.

Mặc dù, đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong Giáo hội nhưng hàng ngày Hòa thượng Thích Minh Đức vẫn có thời khóa tu niệm, mỗi năm đều cấm túc An cư kiết hạ 3 tháng theo truyền thống, hướng dẫn Tăng chúng và Phật tử tu tập. Khi bước vào tuổi 60, Hòa thường Thích Minh Đức càng tinh tấn hơn nữa trong sự tu tập, mỗi năm ngài nhập thất tịnh tu thêm trong 3 tháng mùa Đông.

Hình ảnh Di tích lịch sử cấp Thành phố - chùa Thiên Tôn:

Không gian cổ kính tại chùa Thiên Tôn, Q.5

Không gian cổ kính tại chùa Thiên Tôn, Q.5

Hòa thượng Thích Chơn Không giới thiệu về lịch sử cố Hòa thượng Thích Minh Đức, vị khai sơn chùa Thiên Tôn

Hòa thượng Thích Chơn Không giới thiệu về lịch sử cố Hòa thượng Thích Minh Đức, vị khai sơn chùa Thiên Tôn

Cố Hòa thượng Thích Minh Đức, khai sơn chùa Thiên tôn, Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo Trung ương kiêm Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Thiền chủ Hội Lục Hòa Tăng trọn đời gắn liền với đạo pháp, dân tộc

Cố Hòa thượng Thích Minh Đức, khai sơn chùa Thiên tôn, Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo Trung ương kiêm Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Thiền chủ Hội Lục Hòa Tăng trọn đời gắn liền với đạo pháp, dân tộc

Bàn thờ các vị Hòa thượng có công với đất nước tại chùa Thiên Tôn

Bàn thờ các vị Hòa thượng có công với đất nước tại chùa Thiên Tôn

Dấu tích lịch sử tại chùa Thiên Tôn

Dấu tích lịch sử tại chùa Thiên Tôn

Ngoài dấu tích lịch sử, bên trong khuôn viên chùa Thiên Tôn còn có ngôi cổ miếu thờ Bà Ngũ hành Nương Nương. Ngôi cổ miếu có trước khi chùa Thiên Tôn dời về nơi đây

Ngoài dấu tích lịch sử, bên trong khuôn viên chùa Thiên Tôn còn có ngôi cổ miếu thờ Bà Ngũ hành Nương Nương. Ngôi cổ miếu có trước khi chùa Thiên Tôn dời về nơi đây

Bên cạnh ngôi cổ miếu thờ Bà Ngũ hành Nương Nương còn có cổ miếu thờ thần tài, theo tín ngưỡng dân gian. Người dân thường lui tới thắp hương, lễ bái

Bên cạnh ngôi cổ miếu thờ Bà Ngũ hành Nương Nương còn có cổ miếu thờ thần tài, theo tín ngưỡng dân gian. Người dân thường lui tới thắp hương, lễ bái

Nhang trầm nghi ngút các ngày xuân tại chùa Thiên Tôn. Người dân và Phật tử thường xuyên đến dâng hương, lễ bái

Nhang trầm nghi ngút các ngày xuân tại chùa Thiên Tôn. Người dân và Phật tử thường xuyên đến dâng hương, lễ bái

Góc xuân vườn chùa Thiên Tôn

Góc xuân vườn chùa Thiên Tôn

Biển hiệu chùa Thiên Tôn

Biển hiệu chùa Thiên Tôn

Hạnh Ý/Báo Giác Ngộ

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn/anh-tham-chua-thien-ton-di-tich-lich-su-tai-tphcm-post74748.html
Zalo