Rèn luyện sức khỏe với yoga

Yoga làm cho trái tim khỏe mạnh hơn, giúp bạn có giấc ngủ ngon, giúp cơ thể giải độc, giảm đau lưng rất hiệu quả...

7 tư thế yoga cho trái tim khỏe mạnh hơn

Việc chăm sóc sức khỏe tim mạch đúng cách, trong đó có tập luyện rất cần thiết nhằm ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các tư thế yoga tăng cường sức khỏe trái tim

Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)

Tác dụng: Kéo căng, mở rộng lồng ngực, vai, cột sống, giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim và phổi, giúp tim bơm máu dễ dàng hơn. Thêm vào đó, động tác uốn cong lưng nhẹ nhàng này có thể giúp bình tĩnh tâm trí, giảm mức độ lo lắng, rất cần thiết cho .

Cách thực hiện: Nằm ngửa trên sàn, co sao cho gót chân chạm mông. Hai tay đặt bên cạnh thân mình. Dùng lực của cánh tay và , nâng hông lên khỏi mặt sàn sao cho từ hông đến cổ là một đường thẳng. Giữ nguyên tư thế trong vài giây và trở về vị trí bắt đầu.

Tư thế cây cầu giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe trái tim.

Tư thế cây cầu giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe trái tim.

Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana)

Tác dụng: Tư thế rắn hổ mang giúp tăng cường sức mạnh cho lưng và kéo ngực, giúp bạn thở dễ dàng hơn. Tư thế này còn giúp tăng dung tích phổi, hỗ trợ tim nhận được nhiều oxy hơn, giảm căng thẳng cho tim, và tốt cho sức khỏe trái tim.

Cách thực hiện: Nằm sấp trên sàn, đặt xuống sàn, ngang ngực và mở vai, nâng phần thân trên lên. Giữ nguyên tư thế trong 4 - 5 giây và trở lại vị trí bắt đầu.

Chó úp mặt (Adhi Mukho Svanasana)

Tác dụng: Đây là một trong những tư thế yoga nổi tiếng nhất giúp kéo căng toàn bộ cơ thể, bao gồm cả cánh tay, chân và cột sống. Tư thế này rất hiệu quả để trong tim và não, rất cần thiết cho sức khỏe của tim.

Cách thực hiện:Để thực hiện tư thế này, hãy bắt đầu bằng tư thế chống tay và đầu gối. Xòe rộng các ngón tay và ấn vào lòng bàn tay xuống sàn, sau đó nâng đầu gối. Cố gắng tạo thành hình chữ 'V' ngược với cơ thể, giữ hai bàn chân rộng bằng hông và gót chân ép xuống sàn. Chú ý, giữ cột sống thẳng khi thực hiện tư thế này.

Tư thế cái cây (Vrikshasana)

Tác dụng: Tư thế yoga cân bằng này chủ yếu được biết đến nhằm giúp tăng cường sức mạnh cho đôi chân. Tuy nhiên, nó cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách kết hợp hít thở sâu, đều đặn, giúp cải thiện lưu lượng oxy đến tim và lưu thông máu. Thêm vào đó, tư thế cái cây giúp giảm căng thẳng và lo lắng để cải thiện sức khỏe tim mạch nói chung.

Cách thực hiện:Đứng trên với bàn chân phải đặt trên đùi trong của chân trái. Giữ nguyên tư thế trong vài giây.

Tư thế tam giác (Trikonasana)

Tác dụng: Tư thế duỗi người sang một bên này tác động đến chân, hông và ngực giúp kéo căng các cơ ngực, cải thiện chức năng phổi, cho phép quá trình thở tốt hơn. Điều này giúp lưu lượng oxy được cải thiện, từ đó giảm tải cho tim, hỗ trợ hệ thống tim mạch hoạt động bình thường dễ dàng hơn.

Cách thực hiện: Đứng với hai chân rộng hơn vai. và duỗi thẳng cánh tay ngang vai, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Nghiêng người về phía bên trái, duỗi thẳng tay trái về phía sàn và đặt sau bàn chân. Tay phải đưa lên cao, mắt nhìn theo tay. Giữ nguyên tư thế trong vài giây và lặp lại ở phía bên kia.

Cách thực hiện tư thế tam giác.

Cách thực hiện tư thế tam giác.

Tư thế cái ghế (Utkatasana)

Tác dụng: Tư thế cái ghế giúp tăng cường sức mạnh cho chân, cơ trung tâm, cánh tay, cải thiện chức năng của hệ thống tim mạch, tăng cường lưu thông máu và sức bền.

Cách thực hiện: Đứng thẳng lưng, hai chân khép lại. Uốn cong đầu gối, hạ mông song song với sàn sao cho đầu gối không vượt quá mũi chân và giơ tay lên cao hơn. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây và duỗi thẳng chân để trở về vị trí bắt đầu.

Tư thế cái ghế.

Tư thế cái ghế.

Tư thế con mèo bò (Marjariasana)

Tác dụng: Động tác nhẹ nhàng này bao gồm việc chuyển đổi giữa hai tư thế: Con mèo (cuộn cột sống) và con bò (cong cột sống) có tác dụng giúp kéo căng cột sống và ngực, cải thiện lưu thông máu. Bên cạnh đó, động tác này giúp giảm căng thẳng và căng cơ, giúp hạ huyết áp, hỗ trợ trái tim khỏe mạnh.

Cách thực hiện: Quỳ trên hai gối, hai tay chống phía trước, giữ khoảng cách rộng bằng vai. Hít vào và uốn cong lưng dưới và ngẩng đầu lên để thực hiện tư thế con bò. Thở ra thật sâu và hóp bụng, gù lưng lên, đầu hơi cúi xuống để thực hiện tư thế con mèo.

3 mẹo giúp bạn có giấc ngủ ngon

Thư giãn thân tâm trước ngủ

Trước khi ngủ, hãy để cơ thể trong trạng thái thoải mái nhất, cảm nhận tất cả bộ phận từ đầu tới chân, nhất là vai cổ gáy, thắt lưng, đường ruột, bàn tay, chân. Đơn cử, bạn cảm thấy bàn tay, chân quá lạnh hoặc quá nóng, nên bôi một chút dầu để làm dịu. Cùng với đó, dùng hai tay vỗ hết toàn thân để máu huyết lưu thông, có thể nhấn vào một số huyệt đạo quan trọng.

Khi cơ thể thật sự thoải mái, bạn tiếp tục cảm nhận sức khỏe tinh thần, nếu đang gặp phải tình trạng suy nghĩ quá mức, tâm trí chưa được thảnh thơi, hãy làm tiếp 2 bước dưới đây.

Bài yoga ngủ

Thực hành một số bài yoga nhẹ nhàng buổi tối trước khi ngủ không chỉ giúp giãn cơ, thoải mái cơ thể mà còn là phút giây thực hành chánh niệm (thiền động), từ đó giúp giảm lượng hormone stress cortisol - chất gây ức chế hormone ngủ melatione của cơ thể. Bài yoga gồm 9 tư thế: anh hùng ngồi, em bé, cún ngửa mặt, nằm vặn người, ngồi xếp cánh bướm, lạc đà, cây cầu, gối chạm ngực, xác chết; mỗi tư thế thực hiện trong 20 giây.

9 tư thế yoga nên thực hiện trước khi ngủ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Thiền buông thư

Đây là phương pháp thiền nằm của Ấn Độ, rất tốt cho những người mất ngủ, khó ngủ, căng thẳng, nhức đầu. Bác sĩ mô tả bài nằm thiền này giúp đầu óc gần như trống rỗng hoàn toàn nên khá dễ vào giấc ngủ. Với cách này, bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn, tĩnh tâm nghe và làm theo lời nói trong video, như vậy sẽ chìm vào giấc ngủ dễ dàng.

Đầu tiên, nằm thư giãn trong tư thế Savasana, là tư thế được thực hiện cuối cùng trong chuỗi bài tập Yoga. Hai chân tách rộng bằng vai, hai tay xuôi theo thân người, lòng bàn tay ngửa lên, giữ cho đầu thẳng hàng với cột sống lưng, nhẹ nhàng khép hai mắt lại.

Trong suốt quá tình tập, toàn thân bất động, mắt nhắm. Điều chỉnh lại cơ thể sao cho nằm vị trí dễ chịu nhất, khi ổn định, bạn nằm yên suốt buổi tập, tập thiền thư giãn.

Trước hết, lắng nghe tất cả âm thanh bên ngoài, đừng tập trung duy nhất vào một âm thanh duy nhất nào đó, di chuyển nhận thức, ý nghĩ từ âm thanh này đến âm thanh khác, lắng nghe những âm thanh gần nhất, di chuyển ý nghĩ theo lời nói, mắt vẫn nhắm, toàn thân bất động.

Quan sát và lắng nghe âm thanh của hơi thở, sự di chuyển vùng bụng, ngực mỗi khi hít vào, thở ra. Hãy hít thở một cách thật tự nhiên, không cố gắng làm cho hơi thở dài hoặc ngắn. Khi hít vào bụng căng tròn, sau đó ngực nhô lên, thở ra ngực, bụng nhẹ nhàng xẹp dần xuống. Đếm thầm trong đầu: hít vào 9, thở ra 9; hít vào 8, thở ra 8; tương tự như vậy đếm đến số 0, sau đó bắt đầu lại từ đầu với con số 9.

4 tư thế yoga giúp cơ thể giải độc

Một buổi tập yoga giải độc dựa trên việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể thông qua một chuỗi các tư thế được gọi là vặn xoắn. Điều này cho phép bạn thanh lọc cơ thể.

1. Tư thế ngồi vặn mình

Ngồi với hai chân duỗi thẳng trước mặt. Gập đầu gối phải và đặt bàn chân phẳng ở bên ngoài đầu gối trái. Đưa cánh tay trái ra phía ngoài đầu gối phải, nắm lấy mắt cá chân phải. Xoay thân mình sang phải càng xa càng tốt, lưng thẳng.

Hít thở 5 lần mỗi bên.

Tư thế ngồi vặn mình.

2. Tư thế kẹp ngồi

Ngồi với hai chân duỗi thẳng trước mặt. Đưa thân mình về phía đầu gối, càng thấp càng tốt, nắm lấy bắp chân, mắt cá chân hoặc bàn chân tùy theo độ dẻo của bạn.

Giữ trong 5 nhịp thở.

Tư thế kẹp ngồi.

3. Tư thế cái cày

Nằm ngửa, khi thở ra, nâng mông lên để đưa đầu gối về phía đầu. Tùy theo độ linh hoạt của bạn mà duỗi thẳng chân sao cho ngón chân chạm đất. Dùng tay đỡ hông.

Giữ trong 5 nhịp thở.

Tư thế cái cày.

4. Tư thế em bé

Ngồi quỳ, mông đặt trên gót chân, đầu chạm sàn, hai tay dọc theo cơ thể, để vai chạm xuống sàn.

Giữ trong 5 nhịp thở.

Tư thế em bé.

Yoga giúp giảm đau lưng hiệu quả

Úp mặt – “Downward-facing”

Úp mặt – “Downward-facing”

Để vào tư thế này, hãy bắt đầu ở tư thế ngồi trên bàn bằng bốn chân. Nhón các ngón chân xuống dưới và đẩy người lên và ra sau, hướng hông lên trần nhà. Cơ thể của bạn sẽ tạo thành hình chữ ''V'' lộn ngược. Đây là một tư thế toàn thân tuyệt vời giúp kéo căng tất cả các cơ ở lưng.

Đứng gập người về phía trước

Đứng gập người về phía trước

Để thực hiện, hãy đứng hai chân cách nhau bằng hông và dần dần gập người về phía trước, để đầu hướng xuống đất. Tư thế này đặc biệt tốt nếu bạn ngồi lâu ở bàn làm việc.

Tư thế con mèo

Tư thế con mèo

Bắt đầu bằng việc chạm hai đầu gối và hai tay chạm xuống sàn, kiểm soát hơi thở. Có thể nhìn lên trên, chú ý không để cổ bị căng. Khi bạn thở ra, hóp bụng vào và cong cột sống lên trên, tạo thành đường cong - tư thế con mèo. Lặp lại trình tự này trong một hoặc hai phút, đồng bộ hóa hơi thở và chuyển động.

Tư thế plank

Tư thế plank

Tư thế này cũng rất tốt để ổn định xương bả vai, điều này rất quan trọng đối với sức mạnh của cột sống ngực và vai. Đề thực hiện tư thế này, hãy chống hay khủy tay xuống đất, giữ cho toàn bộ cơ thể nằm song song với mặt sàn, hít thở đều.

Ngồi xoay cột sống

Ngồi xoay cột sống

Các động tác vặn người rất tốt để giải phóng cột sống, kéo căng các cơ hỗ trợ cột sống và cải thiện tính linh hoạt. Để chuyển sang tư thế ngồi vặn cột sống, hãy bắt đầu với hai chân ở phía trước. Cong chân phải và bắt chéo qua chân trái, đặt chân phải xuống sàn. Xoay cơ thể sang phải, bắt chéo cánh tay trái qua đầu gối phải cong để tăng độ giãn. Hít một hơi thật sâu, thả lỏng tư thế và chuyển sang phía bên kia.

Mặc dù những tư thế này rất đơn giản nhưng chúng lại có tác dụng giảm đau lưng cực kỳ hiệu quả. Khi luyện tập hàng ngày, bạn có thể nhận thấy sự cải thiện sau vài ngày hoặc vài tuần.

NS (th)

Nguồn Phụ nữ: https://phunu.nld.com.vn/ren-luyen-suc-khoe-voi-yoga-196241016111731949.htm
Zalo