Lộ diện siêu hầm lớn nhất châu Âu, công nghệ đỉnh cao chưa từng thấy

Công nghệ BIM được sử dụng để tạo mô hình 3D chi tiết, giúp tối ưu hóa quản lý dữ liệu và kiểm soát tiến độ.

Fehmarnbelt là dự án siêu hầm đường bộ và đường sắt lớn nhất châu Âu, nối Đan Mạch và Đức, với tổng chiều dài 18 km và chi phí 8,2 tỷ USD. (Ảnh: Novatr)

Fehmarnbelt là dự án siêu hầm đường bộ và đường sắt lớn nhất châu Âu, nối Đan Mạch và Đức, với tổng chiều dài 18 km và chi phí 8,2 tỷ USD. (Ảnh: Novatr)

Khi hoàn thành vào năm 2029, đây sẽ là hầm đường sắt kết hợp đường bộ dài nhất thế giới, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Copenhagen và Hamburg từ 4,5 giờ xuống 2,5 giờ.(Ảnh: Railway-News)

Khi hoàn thành vào năm 2029, đây sẽ là hầm đường sắt kết hợp đường bộ dài nhất thế giới, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Copenhagen và Hamburg từ 4,5 giờ xuống 2,5 giờ.(Ảnh: Railway-News)

Trung Quốc, cụ thể là China Communications Construction Company (CCCC), bày tỏ mong muốn tham gia dự án nhưng bị từ chối do đây là công trình chiến lược của châu Âu. (Ảnh: South China Morning Post)

Trung Quốc, cụ thể là China Communications Construction Company (CCCC), bày tỏ mong muốn tham gia dự án nhưng bị từ chối do đây là công trình chiến lược của châu Âu. (Ảnh: South China Morning Post)

Nhà thầu được chọn đến từ Đan Mạch, Pháp, Hà Lan với công nghệ cốt lõi là hầm chìm, vốn do Hà Lan và Đan Mạch phát triển. (Ảnh: RailTech.com)

Nhà thầu được chọn đến từ Đan Mạch, Pháp, Hà Lan với công nghệ cốt lõi là hầm chìm, vốn do Hà Lan và Đan Mạch phát triển. (Ảnh: RailTech.com)

Dự án sử dụng công nghệ BIM để tạo mô hình 3D, giúp tối ưu hóa quản lý, giảm sai sót và tiết kiệm chi phí. (Ảnh: Max Bögl)

Dự án sử dụng công nghệ BIM để tạo mô hình 3D, giúp tối ưu hóa quản lý, giảm sai sót và tiết kiệm chi phí. (Ảnh: Max Bögl)

Đặc biệt, Fehmarnbelt sử dụng phương pháp ghép 89 khối bê tông đúc sẵn, thay vì khoan trực tiếp dưới lòng đất như các đường hầm truyền thống.(Ảnh: Nhịp sống thị trường)

Đặc biệt, Fehmarnbelt sử dụng phương pháp ghép 89 khối bê tông đúc sẵn, thay vì khoan trực tiếp dưới lòng đất như các đường hầm truyền thống.(Ảnh: Nhịp sống thị trường)

Các khối bê tông khổng lồ này được chế tạo tại một nhà máy chuyên biệt, sau đó hạ xuống độ sâu 40m dưới biển Baltic và ghép lại chính xác. (Ảnh: Van Oord)

Các khối bê tông khổng lồ này được chế tạo tại một nhà máy chuyên biệt, sau đó hạ xuống độ sâu 40m dưới biển Baltic và ghép lại chính xác. (Ảnh: Van Oord)

Phương pháp thi công tiên tiến giúp giảm thiểu tác động môi trường, hạn chế tiếng ồn và bảo vệ hệ sinh thái biển Baltic. (Ảnh: Ground Engineering)

Phương pháp thi công tiên tiến giúp giảm thiểu tác động môi trường, hạn chế tiếng ồn và bảo vệ hệ sinh thái biển Baltic. (Ảnh: Ground Engineering)

Mời quý độc giả xem thêm video: Google ra mắt chip lượng tử Willow, bước đột phá công nghệ mới.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/lo-dien-sieu-ham-lon-nhat-chau-au-cong-nghe-dinh-cao-chua-tung-thay-2080665.html
Zalo