Lan tỏa triết lý đạo Phật xây dựng thế giới hòa bình
Đức Phật, với tư cách là một bậc thầy vĩ đại, đã ủng hộ cả sự kiềm chế và tự do ngôn luận, khuyến khích mọi người đặt câu hỏi về lời dạy của ngài nhiều lần để thấu đạt Phật pháp một cách sáng suốt và trí tuệ.
Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Disanayaka đã kêu gọi cộng đồng toàn cầu hãy lan tỏa ánh sáng triết lý đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng trong việc xây dựng thế giới hòa bình, dập tắt ngọn lửa thù hận chiến tranh đau thương, phát triển và tôn trọng lẫn nhau giữa tất cả các quốc gia và dân tộc.
Thông điệp được Tổng thống Sri Lanka đưa ra trong buổi sáng khai mạc Đại lễ Vesak 2025 - sáng ngày 06/05/2025, tại T.p Hồ Chí Minh.

Đại lễ Vesak năm nay có chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Sri Lanka nhấn mạnh đến tương quan miên viễn triết lý đạo Phật trong thúc đẩy hòa bình và hòa giải toàn cầu. Ông nhấn mạnh, những giáo lý đức Phật truyền thừa, góp phần mở ra con đường hòa bình, dập tắt ngọn lửa chiến tranh và xây dựng thế giới thấm nhuần từ bi tâm, khoan dung và tôn trọng lẫn nhau.
Tổng thống Sri Lanka nêu bật tầm quan trọng khi thực hành Tứ vô lượng tâm, có thể hiểu là “bốn trạng thái tâm vô hạn không thể đo lường”, bao gồm: Tâm Từ (mettā), Tâm Bi (karunạ̄), Tâm Hỷ (muditā) và Tâm Xả (upekkhā). Những trạng thái tâm không có giới hạn và không phân biệt, như những nguyên tắc chủ đạo để nhân loại vượt qua và xung đột.
Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Disanayaka bày tỏ lòng biết ơn khi được tham gia lễ Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc được tổ chức Việt Nam. Ông có lời khen ngợi, đánh giá cao cam kết của Việt Nam đối với hòa bình và vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy các giá trị Phật giáo trên trường quốc tế.
Sau đây là toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Disanayaka, tại Đại lễ Vesak 2025:
Tôi vô cùng vinh hạnh được tham luận bài phát biểu quan trọng tại Lễ kỷ niệm Ngày Vesak của Liên hợp quốc, tổ chức tại một đất nước đang phát triển nhanh chóng và đáng ngưỡng mộ, được thúc đẩy bởi nỗ lực không mệt mỏi, quyết tâm phi thường, cam kết tập trung, tầm nhìn chiến lược và những kết quả đáng quan tâm.
Việt Nam là một vùng đất, bất chấp hàng thế kỷ qua những trải nghiệm đau thương và vô số cuộc đấu tranh, đã dũng cảm mở đường tiến lên và đứng vững. Chúng tôi vô cùng tự hào về những chiến thắng mà đất nước các bạn đã đạt được, mặc dù đã từng phải chịu một số bất công tàn khốc nhất trong lịch sử, bao gồm cả việc chịu đựng vũ khí hóa học. Với sự tôn trọng sâu sắc, tôi chọn gọi đất nước các bạn là ‘Vùng đất của sự quyết tâm’ (Land of Determination).
Trong vài ngày nữa, chúng ta chính thức long trọng cử hành Đại lễ Vesak (Sambudu Themagula) - dịp kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại của cuộc đời Đức Phật: Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Thật vô cùng tự hào khi Việt Nam được chọn là nước chủ nhà của Đại lễ Vesak của Liên hợp quốc kết hợp với sự kiện thiêng liêng này.
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc công nhận vào ngày 15/12/1999 với 34 nước đề xuất và thừa nhận. Kể từ đó đã trở thành một lễ hội văn hóa tôn giáo toàn cầu.
Chấp nhận đề xuất do ông Lakshman Kadirgamar quá cố, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka, đệ trình, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết 54/115 với tiêu đề “Công nhận Quốc tế về Ngày Vesak tại Trụ sở LHQ và các văn phòng khác của LHQ” mà không cần bỏ phiếu trong kỳ hợp lần thứ 54 vào năm 1999.
Nghị quyết này được 31 quốc gia, bao gồm Sri Lanka, đồng bảo trợ. Kể từ sự kiện mang tính lịch sử này, ngày Lễ Vesak đã tiếp tục được các Phật tử trên toàn thế giới thuộc cả ba truyền thống Phật giáo (Thượng tọa bộ (Theravada), Phát triển/ Đại thừa (Mahayana) và Kim Cương thừa (Vajrayana)) kỷ niệm.
Đến năm 2000, Liên hợp quốc chính thức tuyên bố Ngày Vesak là ngày lễ được công nhận quốc tế. Hôm nay, chúng ta biết ơn cả cộng đồng Phật giáo và phi Phật giáo đã ủng hộ sáng kiến cao cả này.
Trong một xã hội mạnh mẽ, quyền lực được chia sẻ thông qua bình đẳng. Nếu không có bình đẳng, chúng ta không xây dựng được hòa bình, mà là một thế giới chiến tranh. Trong suốt 2.500 năm lịch sử Phật giáo, thông điệp về bình đẳng do Đức Phật Thích Ca truyền giảng đã được nêu rõ ràng. Những lời dạy của Ngài về sự điều độ và kiềm chế hiện đã trở thành hiện thực thiết thực trên toàn cầu. Bản thân Việt Nam là minh chứng sống cho nguyên tắc bình đẳng này. Thật phù hợp, chủ đề của Ngày Vesak Liên hợp quốc năm nay cũng là ‘Bình đẳng’ (Equality).

Hình minh họa. Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Ngay cả khi chúng ta đang nói, “những vi phạm nghiêm trọng” đối với phẩm giá con người đang xảy ra ở một số nơi trên thế giới. Hàng nghìn vũ khí, khí tài quân sự nhắm vào nhân loại. Trẻ em vô tội, những người không biết gì về chiến tranh, bị cuốn vào làn đạn và phải chịu đau khổ rất nhiều. Kết quả là, phụ nữ mất chồng, cha mẹ mất con và trẻ em mất cha mẹ. Nhìn qua lăng kính này, rõ ràng là chiến tranh không mang lại chiến thắng, mà là sự hủy diệt nền văn minh nhân loại. Những gì còn lại đối với nhiều người thời kỳ hậu chiến (post-war) là khoảng thời gian ngay sau khi một cuộc chiến tranh kết thúc chỉ là nỗi buồn và đau khổ. Là một quốc gia đã chịu đựng nỗi thống khổ của ba thập kỷ chiến tranh, chúng ta cũng hiểu nỗi đau này. Chỉ có thể ngăn chặn được nỗi đau như vậy thông qua hòa bình và sự kiềm chế. Cho đến khi nhận ra điều đó, những gì nhân loại thừa hưởng sẽ không gì khác ngoài nỗi buồn và đau khổ.
Giá trị của việc hành động với sự bình yên và kiềm chế trong những thời điểm như thế này đã được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên bố một cách sâu sắc cách đây hơn 2.500 năm. Là người Sri Lanka, chúng tôi đã tiếp thu sâu sắc những giá trị này. Từ lâu đất nước chúng tôi đã có mối liên kết chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái, họ hàng và bạn bè, cũng như giáo viên và học sinh. Trong văn hóa của chúng tôi, việc hiến máu để cứu mạng người khác được coi là một hành động cao quý của lòng hào phóng. Tôi không biết có quốc gia nào khác mà việc hiến máu được coi là một hình thức dāna ở đây có nghĩa là cho đi và hành động quyên góp hay chia sẻ của bản thân đến cho người khác.theo cách này. Hơn nữa, người dân chúng tôi cũng thực hành hiến tặng nội tạng, bao gồm cả hiến tặng mắt.
Theo cách này, đất nước chúng ta đã tiếp thu chặt chẽ khái niệm dāna (cho đi) của Phật giáo. Trong hơn 2.500 năm không ngừng nghỉ, Phật pháp đã bắt nguồn từ nguyên tắc bất bạo động. Thông điệp của Phật pháp được Đức Phật truyền đạt trong “Kinh Chuyển Pháp Luân” (Dhamsak Pevathum Sūtra) vẫn tiếp tục cộng hưởng với sự liên quan và lan rộng trên toàn cầu ngày nay. Đức Phật đã chỉ cho chúng ta một con đường, một con đường rất khác so với con đường dẫn đến sự hủy diệt của nền văn minh loài người.
Khi chúng ta bước đi trên con đường mà Đức Phật đã dạy, chúng ta được hướng dẫn để chiến đấu không phải bằng vũ khí, mà là chống lại những kẻ thù bên trong của sự tham lam, thù hận và si mê. Phật pháp cung cấp những phương tiện mạnh mẽ - thông qua việc nuôi dưỡng thực hành Tứ vô lượng tâm có thể hiểu là “bốn trạng thái tâm vô hạn không thể đo lường”. Chúng bao gồm: Tâm Từ (mettā), Tâm Bi (karunạ̄), Tâm Hỷ (muditā) và Tâm Xả (upekkhā). Những trạng thái tâm này không có giới hạn và không phân biệt - như những nguyên tắc chỉ đạo để nhân loại vượt qua và xung đột.
Kho vũ khí tâm linh này, bắt nguồn từ chính niệm và từ bi tâm, mạnh hơn nhiều so với bất kỳ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào. Giáo pháp do Đức Phật dạy nhằm mục đích chế ngự kẻ thù bên trong. Lựa chọn con đường chiến tranh chỉ dẫn đến đau khổ, nước mắt và đau khổ sâu sắc. Nhưng bằng cách lựa chọn con đường hòa bình, người ta mới thực sự hiểu được Phật pháp.
Chúng ta cũng có thể học được Phật pháp có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống như thế nào bằng cách nhìn vào triều đại của Hoàng đế Maurya Ashoka (từ năm 273 đến 232 trước CN), một trong những hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, Hoàng đế Maurya Ashoka toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Đại đế Asoka, vị minh quân thánh triết hộ pháp an dân, triều đại của ông được biết đến không phải vì tiếng trống chiến tranh, mà là vì tiếng vang uy lực của Phật pháp. Những người từng say mê chiến tranh bắt đầu trải nghiệm niềm vui của từ bi tâm.
Vào một lần, khi một cuộc xung đột nổ ra giữa những người Sākiya, một thị tộc Ấn Độ cổ đại trong thời kỳ Vệ-đà (1000–500 TCN) sang đến thời kỳ Mahajanapada (khoảng 600 - 200 TCN) trong lịch sử Ấn Độ và Nepal ngày nay, vì nước từ Sông Rohini, chính Đức Phật đã đến Kapilavatthu nằm tại vùng Tilaurakot, gần biên giới Ấn Độ và Nepal để chứng minh giá trị lớn hơn của hòa bình so với chiến tranh.
Phật pháp đã nhiều lần nhấn mạnh đến sự tối cao của hòa bình.

Hình minh họa. Ảnh: Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Trong thế giới ngày nay, nơi đã trở thành một ngôi làng toàn cầu, những lời dạy của Phật pháp về từ bi tâm, sự thanh thản và kiên nhẫn, đóng góp sâu sắc vào sự hiểu biết và cách sống của chúng ta. Đức Phật, với tư cách là một bậc thầy vĩ đại, đã ủng hộ cả sự kiềm chế và tự do ngôn luận, khuyến khích mọi người đặt câu hỏi về lời dạy của ngài nhiều lần để thấu đạt Phật pháp một cách sáng suốt và trí tuệ.
Theo đúng nghĩa đen của từ này, Phật pháp là một giáo lý phải được thực hiện thông qua sự hiểu biết cá nhân. Đi theo con đường này, các nhà sư Phật giáo ngày nay mang thông điệp bình đẳng đến khắp thế giới. Thông điệp này không dung chứa mầm mống xung đột, không kích động bạo lực, không đổ máu, cũng không có bất kỳ hình thức trừng phạt nào. Đây là con đường của hòa bình.
Thông qua giáo dục đạo đức, Phật pháp dạy chúng ta tôn trọng lẫn nhau và rằng tại thế gian nầy, “chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù”. Đó là định luật của ngàn xưa. Đức Phật là người thầy đầu tiên truyền bá thông điệp về hòa bình toàn cầu. Lời chỉ dạy của Ngài là mỗi cá nhân phải tin tưởng vào chính mình. Theo cách này, triết lý đạo Phật đưa ra một hướng dẫn sâu sắc và thâm thúy để sống.
Đức Phật đã truyền dạy về các nguồn lực và sự kiềm chế của Phật giáo trong Kinh Thiện Sinh (Sigālovāda Sutta). Đức Phật ngoài việc giáo huấn về đạo đức, tu tập chứng đắc các Thánh quả giải thoát cho hàng đệ tử tại gia, Ngài còn luôn khuyên dạy họ cần mẫn lao động hợp pháp để trở nên sung túc, giàu có. Với thành quả lao động có được nhờ bàn tay và khối óc, người Phật tử cần phát huy tuệ giác để quản lý và chi tiêu sao cho lợi mình và lợi người, có ích cho hiện đời và cả đời sau. Kinh Thiện Sinh phác thảo cách sử dụng các nguồn lực có được, chỉ rõ một phần để tiêu dùng, hai phần để củng cố nền kinh tế và một phần khác được dành riêng để sử dụng trong những tình huống bất ngờ.
Ngoài ra, đức Phật còn hướng dẫn về quản trị. Ngài chỉ thị cho những người cai trị bảo vệ nhân quyền bằng cách trấn áp tội phạm, thúc đẩy thịnh vượng kinh tế và lãnh đạo đất nước theo các nguyên tắc đạo đức và tinh thần. Triết lý chính trị của đức Phật đưa ra một khuôn khổ cho những người cai trị, nhấn mạnh vào việc quản trị dựa trên các chính sách đạo đức.
Thông điệp của Đức Phật rất rõ ràng: “Đầu tiên khi người cai trị, công dân của đất nước, cai trị một cách khôn ngoan, người dân sẽ sống trong hòa bình và thịnh vượng”. Đây là một khía cạnh quan trọng của Giáo pháp do đức Phật dạy.
Trong kinh Jataka, đức Phật dạy mười điều cần thiết cho một chính quyền tốt được gọi là “Dasa Raja Dharma”. Mười điều này có thể áp dụng cả đến ngay nay cho bất cứ một chính quyền muốn trị nước hòa bình. Những nguyên tắc này hướng dẫn hành vi đạo đức và luân lý của một người cai trị, khuyến khích hòa bình và bình đẳng. Vì lý do này, tôi tin chắc rằng toàn bộ Giáo pháp của đức Phật truyền tải thông điệp về hòa bình và bình đẳng, là trọng tâm của những lời dạy cốt lõi của Ngài. Đức Phật cũng đã dạy rằng mọi thứ đều vô thường.
Một trong những câu kệ nổi tiếng tóm tắt lời dạy của tất cả các vị Phật như sau:
Tránh làm các điều ác (sabba pāpassa akaranạṃ)
Thành tựu các việc lành ((saccitta pariyodapanaṃ)
Giữ tâm ý trong sạch (saccitta pariyodapanaṃ)
Đây chính là cốt lõi của lời dạy của tất cả các vị Phật.
Trong nhiều thế kỷ, Sri Lanka và Việt Nam đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ và cùng có lợi. Trong thời gian gần đây, mối quan hệ này đã trở nên bền chặt hơn nữa. Mới ngày hôm nào, tôi đã có vinh dự được khánh thành một khu vực bảo tồn Bồ đề độc đáo tại chùa Bái Đính ở Việt Nam. Khu vực bảo tồn này chứa một cây non của Jaya Sri Maha Bodhi, được Sri Lanka tặng cho Việt Nam vào năm 2023.
Là những người học và thực nghiệm Phật pháp, chúng ta phấn đấu vì một thế giới không còn chiến tranh, một thế giới tràn ngập hòa bình, lòng bác ái và từ bi tâm. Tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy tiếp thu lời dạy của Đức Phật và triết lý đạo Phật, thúc đẩy hòa bình, phát triển và tôn trọng lẫn nhau giữa tất cả các quốc gia và dân tộc.
Văn bản gốc:
I am deeply honoured to deliver the keynote address at the United Nations Day of Vesak Celebrations, held in a country that is rapidly and admirably rising, driven by tireless effort, extraordinary determination, focused commitment, strategic vision and remarkable outcomes.
Vietnam is a land that, despite centuries of painful experiences and countless struggles, has courageously forged a path forward and stood tall. We hold immense pride in the victories your nation has achieved, having once been subjected to some of the most brutal injustices in history, including the use of devastating chemical weapons. It is with deep respect that I choose to refer to your nation as the ‘Land of Determination’.
In a few days, we will mark the Sambudu Themagula, which commemorates the birth, enlightenment and passing away of Buddha. It is a matter of great pride that Vietnam has been selected as the host of the United Nations Day of Vesak Celebrations in conjunction with this sacred event.
In 1999, a proposal was submitted at the United Nations General Assembly to officially recognise Vesak Day as an international observance. This proposal was presented by the late Lakshman Kadirgamar, the former Foreign Minister of Sri Lanka. By the year 2000, the United Nations officially declared Vesak Day an internationally recognised observance. Today, we gratefully remember both the Buddhist and non-Buddhist communities who supported this noble initiative.
In a strong society, power is shared through equality. Without equality, we build not peace, but a world of war. Throughout 2,500 years of Buddhist history, the message of equality preached by Gautama Buddha has been clearly articulated. His teachings on moderation and restraint have now become a practical reality at the global level. Vietnam itself stands as a living testament to this principle of equality. Fittingly, the theme of this year’s United Nations Day of Vesak is also ‘Equality’.
Even as we speak, violations against human dignity are occurring in parts of the world. Thousands of weapons are directed at humanity. Innocent children, who know nothing of war, are caught in its crossfire and suffer in vast numbers. As a result, women lose their husbands, parents lose their children and children lose their parents. Viewed through this lens, it becomes evident that war brings not triumph, but the destruction of human civilisation. What remains for many after war is only sorrow and suffering. As a nation that endured the agony of three decades of war, we too know this pain. Such suffering can only be prevented through peace and restraint. Until that realisation is reached, what humanity inherits will be nothing but sorrow and pain.
The value of acting with peace and restraint during times such as these was insightfully proclaimed by Gautama Buddha over 2,500 years ago. As Sri Lankans, we have deeply embraced these values. Our country has long enjoyed strong bonds among parents and children, relatives and friends, as well as teachers and students. In our culture, offering one's blood to save another’s life is regarded as a noble act of generosity. I am not aware of any other country where the donation of blood is considered a form of ‘dāna’ (giving) in this way. Moreover, organ donation, including eye donation is also practised by our people.
In this way, our country has closely internalised the Buddhist concept of dāna (giving). For over 2,500 uninterrupted years, the Buddha Dhamma has been rooted in the principle of nonviolence. The message of the Dhamma delivered by the Buddha in the “Dhamsak Pevathum Sutra” Sermon continues to resonate with relevance and expand across the globe today. The Buddha has shown us a path, one that is vastly different from the road that leads to the destruction of human civilisation.
As we walk the path the Buddha taught, we are guided to fight not with weapons, but against the inner enemies of anger, jealousy, hatred, aversion, and delusion. The Dhamma offers powerful means - through the cultivation of loving-kindness (mettā), compassion (karunạ̄), sympathetic joy (muditā), and equanimity (upekkhā) - to combat these defilements.
This spiritual arsenal, rooted in mindfulness and compassion, is far stronger than any weapon of mass destruction. The Dhamma taught by the Buddha is aimed at overcoming the enemies within. Choosing the path of war leads only to sorrow, tears and profound suffering. But by choosing the path of peace, one comes to truly understand the Dhamma.
We can also learn how deeply the Dhamma can influence a life by looking at the reign of Emperor Ashoka. His rule became known not for the sound of war drums, but for the reverberation of the Dhamma. Those once enthralled by the thrill of war began to experience the joy of loving-kindness. On one occasion, when a conflict arose between the Sakyans over water from the Rohini River, the Buddha himself travelled to Kapilavatthu to demonstrate the greater value of peace over war. Time and again, the Dhamma has emphasised the supremacy of peace.
In today’s world, which has become a global village, the teachings of the Dhamma on compassion, peacefulness and patience, make a profound contribution to our understanding and way of life. The Buddha, as a great teacher, championed both restraint and freedom of expression, encouraging individuals to question his teachings repeatedly in order to realise the Dhamma with clarity and wisdom.
In the truest sense of the word, the Dhamma is one that must be realised through personal insight. Following this path, Buddhist monks today carry the message of equality across the world. This message contains no seeds of conflict, no incitement to violence, no shedding of blood, nor any form of punishment. It is the path of peace.
Through moral education, the Dhamma teaches us to respect one another and that hatred does not cease by hatred, but only through non-hatred. The Buddha was the first teacher to preach the message of global peace. His instruction was for each individual to place trust in themselves. In this way, Buddhist philosophy offers a deep and profound guide to living.
The Buddha delivered teachings on Buddhist resources and restraint in the Sigālovada Sutta. This Sutta outlines how acquired resources should be utilised, specifying that one part is for consumption, two parts are for strengthening the economy and another portion is set aside for use during unexpected situations.
In addition, the Buddha provided guidance on governance. He instructed rulers to protect human rights by suppressing crime, fostering economic prosperity and leading the country in accordance with moral and spiritual principles. The Buddha’s political philosophy offers a framework for rulers that emphasizes governance based on virtuous policies.
His message was clear: “When the ruler, the first citizen of the country, governs wisely, the people will live in peace and prosperity.” This is a key aspect of the Dhamma taught by the Buddha.
The Buddha’s teachings on governance also include many valuable concepts, particularly within the context of the ten royal virtues (Dasa Rāja Dharmas). These principles guide the ethical and moral conduct of a ruler, encouraging peace and equality. For this reason, I firmly believe that the entirety of the Buddha’s Dhamma conveys a message of peace and equality, central to its core teachings. The Buddha has also taught that all things are impermanent.
One of the well-known verses that summarises the teachings of all the Buddhas is as follows:
“Sabba pāpassa akaranạṃ - Kusalassa upasampadā
Sacchitapariyodapanaṃ - Etam Buddhāna Sāsanaṃ”
The simple meaning of this verse is: “Refrain from all evil, cultivate good and purify the mind.” This is the essence of the teachings given by all the Buddhas.
Sri Lanka and Vietnam have maintained close and mutually beneficial relations for centuries. In recent times, these ties have grown even stronger. Just yesterday, I had the privilege of unveiling a unique Bodhi enclosure at the Bai Ding Pagoda in Vietnam. This enclosure houses a sapling of the Jaya Sri Maha Bodhi, which was gifted to Vietnam by Sri Lanka in 2023.
As followers of the Buddha’s Dhamma, we strive for a world free from the fires of war, a world filled with peace, love, and compassion. I call upon all people to embrace the teachings of the Buddha and the Buddhist philosophy, fostering peace, development and mutual respect among all nations and peoples.