7 loại thực phẩm nên ăn khi bị cảm lạnh

Ho và cảm lạnh là tình trạng thường gặp trong mùa xuân. Các triệu chứng do cảm lạnh gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tham khảo một số loại thực phẩm nên ăn khi bị ho và cảm lạnh.

Nội dung

1. Súp gà tốt cho người bị cảm lạnh

2. Thực phẩm họ cam quýt

3. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

4. Gia vị có tính cay và nồng

5. Nước dừa

6. Mật ong

7. Rau lá xanh

Cảm lạnh là bệnh lý thường gặp vào mùa lạnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Hầu hết các trường hợp cảm lạnh người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Một chế độ ăn đủ chất, bổ sung thêm các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.

1. Súp gà tốt cho người bị cảm lạnh

Súp gà có khả năng giảm các triệu chứng cảm lạnh và giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

Súp gà có khả năng giảm các triệu chứng cảm lạnh và giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

Súp là có tác dụng chống viêm nên được coi là thực phẩm tốt nhất để tiêu thụ khi bị cảm lạnh. Đây là nguồn cung cấp dễ dàng và đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần - vitamin, khoáng chất, calo và protein. Cơ thể cần chất lỏng và chất điện giải khi chúng ta bị ốm. Một bát súp gà nóng sẽ giúp chữa lành các tổn thương đường mũi và thông mũi.

Theo BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ - BV Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, soup (súp) gà có thành phần của cysteine, một amino acid có thể phối hợp với những sinh tố C, E và chất selenium trong tác dụng chống oxy hóa. Cysteine còn có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch, đặc biệt là có khả năng làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp - nguyên nhân làm kéo dài thêm tình trạng cảm cúm.

2. Thực phẩm họ cam quýt

Cách tốt nhất để tránh cảm lạnh là bổ sung đủ vitamin C từ trước để tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, điều này không giúp hoàn toàn tránh khỏi nhiễm cảm. Khi gặp cảm lạnh, nên lựa chọn ưu tiên những loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin C và có hàm lượng nước cao như cam, bưởi, chanh,... để làm giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh, tăng cường quá trình hồi phục.

3. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Các loại thực phẩm như bông cải xanh, cải xoăn, trà xanh, hành tây, quả việt quất có tác dụng kháng khuẩn. Chúng chứa chất chống oxy hóa được gọi là quercetin, thực sự được biết đến là có thể chữa cảm lạnh thông thường. Chúng cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ.

4. Gia vị có tính cay và nồng

Thức ăn cay giúp xông mũi, làm loãng chất nhầy trong đường mũi và làm sạch chúng. Điều này giúp dễ thở hơn khi bị ngạt mũi. Thức ăn cay như ớt có chứa một hợp chất được gọi là capsaicin. Chất này cũng có thể giúp giảm kích ứng cơn ho ở cổ họng nếu ăn thức ăn cay. Lưu ý, người đau dạ dày không ăn nhiều thức ăn cay.

Gừng cũng là một trong những loại thực phẩm cay nồng rất tốt cho bệnh cảm lạnh và ho. Khi cảm thấy buồn nôn khi bị ho và có đờm trong cổ họng, một tách trà tươi với một ít gừng chính là thứ cơ thể cần.

Trà gừng có tác dụng làm dịu cơn đau ở cổ họng và cũng làm thông cổ họng. Được biết đến với tác dụng chống buồn nôn, gừng cũng có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư. Hãy ngậm một miếng gừng trong miệng khi có cảm giác buồn nôn.

Tỏi vẫn được biết đến là có lợi cho việc tăng cường sức khỏe tổng thể. Nếu thêm một hoặc hai tép tỏi vào súp gà hoặc nước dùng, nó sẽ tăng thêm hương vị cũng như giúp cơ thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm. Đây là một phương thuốc lâu đời có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

5. Nước dừa

Khi bị cảm lạnh và ho, cơ thể có xu hướng mất nước kèm theo mệt mỏi. Lúc này điều cần thiết là người ốm phải bổ sung lượng nước cho cơ thể. Nếu không muốn uống nước, hãy thử uống nước dừa. Ngoài vị ngọt và có hương vị, nước dừa còn giàu glucose và chất điện giải cần thiết để chống lại các vi khuẩn có hại. Có thể đun nước dừa ấm, thêm vài lát gừng tươi để tăng sức mạnh của món đồ uống quen thuộc này.

6. Mật ong

Mọi người thường sử dụng mật ong khi bị ho, đặc biệt là khi cổ họng bị đau do nhiễm trùng do vi khuẩn. Mật ong rất giàu hợp chất kháng khuẩn, do đó nó được biết đến với tác dụng kháng khuẩn. Uống một cốc nước ấm hoặc trà với nửa thìa cà phê mật ong để giảm đau rát họng.

Pha mật ong với 1 cốc nước ấm uống vào lúc sáng và tối giúp giảm đau rát cổ họng.

Pha mật ong với 1 cốc nước ấm uống vào lúc sáng và tối giúp giảm đau rát cổ họng.

7. Rau lá xanh

Rau xanh đậm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cũng như các hợp chất thực vật quan trọng giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, giảm viêm trong cơ thể. Rau xanh như rau bina, rau diếp là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào.

Thiên Châu

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/7-loai-thuc-pham-nen-an-khi-bi-cam-lanh-16925010610381096.htm
Zalo