Tuồng cổ Thổ Hà: Vang vọng hồn xưa đất Bắc
Làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) không chỉ nổi tiếng bởi lối chơi quan họ độc đáo bên bờ Bắc sông Cầu, mà còn là nơi duy nhất ở Bắc Giang giữ được nghệ thuật tuồng cổ.
Tuy vậy, trước sự lấn át của các loại hình nghệ thuật mới, những người yêu tuồng nơi đây không khỏi trăn trở về số phận của môn nghệ thuật truyền đời này.
“Phi tuồng bất thành hội” là câu nói cửa miệng xưa nay của người dân trong ngôi làng nhỏ Thổ Hà. Có lẽ vì vậy mà năm nào làng mở hội (vào ngày 20, 21 tháng Giêng) cũng đều tổ chức diễn kịch tuồng.
Chẳng ai còn nhớ nghệ thuật tuồng có ở đây từ khi nào, chỉ biết rằng hết đời này qua đời khác, người dân nơi đây vẫn trao truyền cho nhau từng tích truyện, kịch bản, trang phục, vai diễn cho đến cách hóa trang, điệu bộ của tuồng…

Diễn viên Phường tuồng Thổ Hà hóa trang trước giờ biểu diễn. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những ông tướng mặt đỏ như gấc, râu dài tới ngực, áo quần lộng lẫy sắc màu hết nhảy múa lại gào thét, quát tháo ầm ĩ trên sân khấu trong tiếng nhạc kịch bi hùng, ai oán đến thảm thương trong vở Tuồng Bá đao Diệm Thiên Hùng đã để lại ấn tượng với không ít người đến dự lễ hội truyền thống của làng Thổ Hà. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

3. Chẳng ai còn nhớ nghệ thuật Tuồng có ở đây từ khi nào, chỉ biết rằng hết đời này qua đời khác, người dân nơi đây vẫn trao truyền cho nhau từng kịch bản, tích truyện, trang phục, vai diễn cho đến cách hóa trang, điệu bộ, cử chỉ riêng của Tuồng... Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Sân khấu diễn tuồng được dựng ngay tại sân đình Thổ Hà. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Trong Tuồng, nam diễn viên gọi là "kép", gồm có kép văn, kép võ, kép rừng, kép đen, kép trắng, kép anh, kép em, kép trạng nguyên, kép nghèo (hàn sĩ, hàn nho…). Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những vũ đạo tuồng, cách hát được diễn viên trong đêm tuồng Thổ Hà thực hiện chỉnh chu đến từng động tác. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nhạc cụ cho đêm diễn tuồng gồm có kèn, trống, nhị, thanh la, chuông, mõ... Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Theo ông Tuấn, người diễn viên, ngoài khả năng ca xướng, vũ đạo, diễn xuất, còn phải biết vẽ mặt mình, khi thủ bất cứ vai nào. Nhờ những gương mặt được hóa trang, khán giả biết ngay tâm lý, tính cách, giai cấp xã hội của nhân vật khi vừa thấy diễn viên bước ra sân khấu. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Ở các làng quê xứ Bắc, rất ít nơi còn duy trì được nghệ thuật tuồng cổ. Tuy nhiên tại làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), tuồng cổ vẫn được coi là “đặc sản” văn hóa của làng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN