Thủ tướng muốn tập đoàn vận tải hàng đầu Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Yamato Holdings mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam với quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.
Theo nguồn từ Báo điện tử Chính phủ, tại buổi tiếp ông Nagao Yutaka - Chủ tịch Tập đoàn Yamato Holdings (Nhật Bản) chiều 17/2 - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn này trong thời gian tới mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực logistics, vận tải xanh mà còn trong các lĩnh vực thế mạnh của tập đoàn như tài chính, bảo hiểm, công nghệ thông tin...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Nagao Yutaka, Chủ tịch Tập đoàn Yamato Holdings. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng cũng đề nghị tập đoàn Yamato Holdings hợp tác và hỗ trợ, chuyển giao công nghệ với các đối tác từ Việt Nam, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, chuyển đổi số, quản lý thông minh trong ngành vận tải, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới; kết nối các tập đoàn khác và hỗ trợ thu hút đầu tư trong ngành logistics của Việt Nam.
Tiếp tục thúc đẩy vốn hỗ trợ phát triển, tài chính xanh và đầu từ nhật bản vào Việt Nam, tăng cường hỗ trợ, cung cấp học bổng và hợp tác cùng các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu dành riêng cho ngành logistics trong tương lai.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Yamato phối hợp cùng các bộ, ngành, cơ quan liên hoan để nghiên cứu, xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay quốc tế Gia Bình (Bắc Ninh) đã được khởi công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác cung cấp vốn vay và viện trợ ODA song phương lớn nhất và đối tác hợp tác lao động thứ nhất, nhà đầu tư thứ ba, đối tác thương mại và du lịch thứ tư của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai nước đạt hơn 42 tỷ USD vào năm 2024.
Nhật Bản có gần 5.500 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 77,4 tỷ USD.
Trong khi đó, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển các loại hình vận tải, với thị trường 100 triệu dân, đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do với hơn 60 nền kinh tế trên thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 800 tỷ USD, thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh chóng. Việt Nam cũng đang đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.
Với chi phí logistics tại Việt Nam còn cao, khoảng 17-18% GDP, Việt Nam xác định hạ tầng giao thông - vận tải là một trong ba đột phá chiến lược để giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và nền kinh tế, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng. Với vị trí địa lý chiến lược, nằm trong khu vực giao thương sôi động bậc nhất thế giới, Việt Nam có lợi thế trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, logistics, quan trọng của khu vực.
Tập đoàn Yamato là doanh nghiệp vận chuyển hàng đầu, chiếm khoảng 46% thị phần dịch vụ giao hàng tận nhà tại Nhật Bản, có hơn 7.000 văn phòng tại 23 quốc gia, với doanh thu khoảng 10 tỷ USD/năm.
Ông Nagao Yutaka cho biết, Yamato luôn được tạo thuận lợi trong quá trình hoạt động tại Việt Nam Trong khi Nhật Bản đang đối mặt vấn đề già hóa dân số nói chung và già hóa lái xe nói riêng, Tập đoàn Yamato mong muốn triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Đào tạo lái xe chuyên nghiệp tại Việt Nam để cung cấp cho thị trường Nhật Bản.
Cùng với đó, thành lập Phòng thí nghiệm AI để nghiên cứu và ứng dụng AI, dữ liệu lớn, chuyển đổi số vào ngành vận tải; đóng góp phát triển lĩnh vực vận tải, logistics phục vụ ngành bán dẫn, cũng như sự phát triển nhanh, bền vững nói chung của Việt Nam.