Tết Ất Tỵ: Du khách tấp nập check-in tại di tích phố cổ Hà Nội

Vào thời điểm chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ, người dân và du khách nước ngoài tại Hà Nội đã tập trung ở khu vực phố cổ để tham quan các di tích lịch sử.

Để đón khách vui Xuân, chơi Tết, nhiều khu, điểm du lịch của Hà Nội đã chuẩn bị các sản phẩm du lịch văn hóa đậm màu sắc truyền thống diễn ra từ trước, trong và sau Tết. Ở khu vực nội thành, các điểm vui chơi đón Tết truyền thống hứa hẹn sẽ tiếp tục thu hút nhiều du khách trải nghiệm, điển hình như khu phố cổ Hà Nội diễn ra chương trình “Tết Việt - Tết phố 2025” với điểm nhấn là không gian Tết truyền thống ở các di tích như tại phố Hàng Buồm, đình Kim Ngân (số 42 phố Hàng Bạc). Điển hình, Đền Quan Đế ở số 28 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội đã luôn tấp nập du khách trong những ngày qua.

Để đón khách vui Xuân, chơi Tết, nhiều khu, điểm du lịch của Hà Nội đã chuẩn bị các sản phẩm du lịch văn hóa đậm màu sắc truyền thống diễn ra từ trước, trong và sau Tết. Ở khu vực nội thành, các điểm vui chơi đón Tết truyền thống hứa hẹn sẽ tiếp tục thu hút nhiều du khách trải nghiệm, điển hình như khu phố cổ Hà Nội diễn ra chương trình “Tết Việt - Tết phố 2025” với điểm nhấn là không gian Tết truyền thống ở các di tích như tại phố Hàng Buồm, đình Kim Ngân (số 42 phố Hàng Bạc). Điển hình, Đền Quan Đế ở số 28 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội đã luôn tấp nập du khách trong những ngày qua.

Đền được xây dựng vào năm 1819, đã trải qua hai lần trùng tu vào đầu và cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, đền tiếp tục được cộng đồng người Hoa trùng tu và mở rộng. Tuy nhiên, những người tham gia quá trình trung tu và tôn tạo đều là người Việt Nam.

Đền được xây dựng vào năm 1819, đã trải qua hai lần trùng tu vào đầu và cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, đền tiếp tục được cộng đồng người Hoa trùng tu và mở rộng. Tuy nhiên, những người tham gia quá trình trung tu và tôn tạo đều là người Việt Nam.

Tại đền, loại đàn đá được biết đến là truyền thống văn hóa tại tỉnh Phú Yên đã được trưng bày, phục vụ trải nghiệm cho du khách. Ảnh: Lê An

Tại đền, loại đàn đá được biết đến là truyền thống văn hóa tại tỉnh Phú Yên đã được trưng bày, phục vụ trải nghiệm cho du khách. Ảnh: Lê An

Với những nét kiến trúc cổ truyền truyền thống, nhiều thiếu nữ đã chọn Đền Quan Đế là nơi để chụp ảnh áo dài vào dịp Tết. Bạn Minh Hương, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết: “Mỗi dịp Tết, em thường rủ thêm bạn bè để đi chụp ảnh ở các di tích khu vực phố cổ. Ở đây, mình vừa có nhiều ảnh đẹp, vừa quan sát người dân tại phố cổ chuẩn bị, sắm sửa đón Tết, không khí này rất đặc trưng và không phải nơi nào cũng có. Đó là một cảm giác rất riêng của Hà Nội”. Ảnh: Lê An

Với những nét kiến trúc cổ truyền truyền thống, nhiều thiếu nữ đã chọn Đền Quan Đế là nơi để chụp ảnh áo dài vào dịp Tết. Bạn Minh Hương, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết: “Mỗi dịp Tết, em thường rủ thêm bạn bè để đi chụp ảnh ở các di tích khu vực phố cổ. Ở đây, mình vừa có nhiều ảnh đẹp, vừa quan sát người dân tại phố cổ chuẩn bị, sắm sửa đón Tết, không khí này rất đặc trưng và không phải nơi nào cũng có. Đó là một cảm giác rất riêng của Hà Nội”. Ảnh: Lê An

Du khách quốc tế tìm hiểu về di tích Đền Quan Đế. Ảnh: Lê An

Du khách quốc tế tìm hiểu về di tích Đền Quan Đế. Ảnh: Lê An

Bên cạnh đó, đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc) cũng là một trong những điểm được du khách quan tâm. Ảnh: Lê An

Bên cạnh đó, đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc) cũng là một trong những điểm được du khách quan tâm. Ảnh: Lê An

Một góc check-in "triệu like" tại Đình Kim Ngân. Ảnh: Lê An

Một góc check-in "triệu like" tại Đình Kim Ngân. Ảnh: Lê An

Ngay tại cổng Đình Kim Ngân, một nhóm họa người Thái Lan đang tập trung, hướng dẫn phác họa những nét kiến trúc tại phố cổ. Ảnh: Lê An

Ngay tại cổng Đình Kim Ngân, một nhóm họa người Thái Lan đang tập trung, hướng dẫn phác họa những nét kiến trúc tại phố cổ. Ảnh: Lê An

Anh Thanatwass -họa sĩ kiến trúc đang sinh sống tại Bangkok, Thái Lan - chia sẻ: “Năm nay, chúng tôi đã chọn du lịch Việt Nam để tận hưởng không khí đón Tết cổ truyền. Nhân dịp này, chúng tôi cũng có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh chưng, chả lụa rất ngon. Hôm nay, khi đi qua khu vực phố cổ, nhóm chúng tôi đã bị mê hoặc bởi những nét kiến trúc đặc trưng của người Hà Nội, nên đã dừng lại để phác họa, mang về nước để giới thiệu với các hội nhóm họa sĩ khác. Ảnh: Lê An

Anh Thanatwass -họa sĩ kiến trúc đang sinh sống tại Bangkok, Thái Lan - chia sẻ: “Năm nay, chúng tôi đã chọn du lịch Việt Nam để tận hưởng không khí đón Tết cổ truyền. Nhân dịp này, chúng tôi cũng có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh chưng, chả lụa rất ngon. Hôm nay, khi đi qua khu vực phố cổ, nhóm chúng tôi đã bị mê hoặc bởi những nét kiến trúc đặc trưng của người Hà Nội, nên đã dừng lại để phác họa, mang về nước để giới thiệu với các hội nhóm họa sĩ khác. Ảnh: Lê An

Các du khách Thái Lan thích thú khi hoàn thành bản vẽ với chủ đề phố cổ Hà Nội. Ảnh: Lê An

Các du khách Thái Lan thích thú khi hoàn thành bản vẽ với chủ đề phố cổ Hà Nội. Ảnh: Lê An

Trần Đình

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/tet-at-ty-du-khach-tap-nap-check-in-tai-di-tich-pho-co-ha-noi-371218.html
Zalo