Sôi động Lễ hội Lồng Tông

Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) năm nay sôi động với các hoạt động như: Cày tịch điền, tung còn, hội thi bắt cá, múa sạp, biểu dân ca, dân vũ,….

Ngày 8-9/2 (ngày 11 và 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), huyện Lâm Bình long trọng tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Người dân địa phương và du khách đến trải nghiệm Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình sáng 9/2. Ảnh: Xuân Trường.

Người dân địa phương và du khách đến trải nghiệm Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình sáng 9/2. Ảnh: Xuân Trường.

Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình, Tuyên Quang được tổ chức với 2 phần: phần lễ và phần hội. Đây là lễ hội truyền thống xuống đồng trồng cấy và cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu của cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là người Tày huyện Lâm Bình.

Phần lễ là các nghi thức cúng tế trời đất, cầu mong các chư vị thần linh, thành hoàng bản thổ ban cho mưa thuận gió hòa, người người khỏe mạnh, cây cối tươi tốt, vạn vật sinh sôi, mùa màng bội thu. Bà con tổ chức cúng tế tại Đền Pú Bảo sau đó rước về chính giữa sân vận động tại chân cột cây còn.

Chia sẻ với PV Báo Đại Đoàn Kết, ông Âu Thế Thái, Bí thư huyện ủy Lâm Bình cho biết: "Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Lâm Bình Xuân Ất Tỵ 2025 là dịp để ôn lại phong tục, truyền thống của địa phương, thể hiện bản sắc văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc; qua đó tuyên truyền và quảng bá hình ảnh thiên nhiên phong phú, con người cởi mở của Lâm Bình đến với du khách khắp mọi miền Tổ quốc và quốc tế; thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc; tạo động lực tích cực để nâng cao đời sống mọi mặt của người dân; sớm đưa Lâm Bình trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế du lịch sinh thái bền vững".

Lễ hội năm nay sôi động với các hoạt động như: Cày tịch điền, phát lộc đầu Xuân, chương trình biểu diễn nghệ thuật, tung còn, hội thi bắt cá; văn hóa ẩm thực, hoạt động thêu dệt thổ cẩm, múa sạp, biểu diễn làn điệu dân ca, dân vũ,…

Theo đánh giá của Ban tổ chức Lễ hội, năm nay thời tiết thuận lợi, người dân và du khách đến với Lâm Bình rất đông, ước tính trong 2 ngày tổ chức Lễ hội có khoảng gần 40.000 lượt người đã tới thăm quan, trải nghiệm bản sắc văn hóa các dân tộc, thưởng thức ẩm thực, mua sắm các sản vật địa phương,…

Trong dịp Lễ hội, huyện Lâm Bình vinh dự được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Chứng nhận "Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày" ở thị trấn Lăng Can và các xã: Hồng Quang, Khuôn Hà, Thượng Lâm, Phúc Yên.

Cột còn là nơi trung tâm Lễ hội, nơi lập đàn tế lễ cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, vụ mùa bội thu; con người mạnh khỏe, yên vui. Ảnh: Xuân Trường.

Cột còn là nơi trung tâm Lễ hội, nơi lập đàn tế lễ cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, vụ mùa bội thu; con người mạnh khỏe, yên vui. Ảnh: Xuân Trường.

Cày Tịch điền và thi cấy là nghi lễ không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tông. Ảnh: Xuân Trường.

Cày Tịch điền và thi cấy là nghi lễ không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tông. Ảnh: Xuân Trường.

Điệu hát Then, đàn tính là bản sắc văn hóa đặc sắc bậc nhất của người Tày được các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Lâm Bình biểu diễn. Ảnh: Xuân Trường.

Điệu hát Then, đàn tính là bản sắc văn hóa đặc sắc bậc nhất của người Tày được các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Lâm Bình biểu diễn. Ảnh: Xuân Trường.

Các em nhỏ thích thú với tập viết thư pháp. Ảnh: Xuân Trường.

Các em nhỏ thích thú với tập viết thư pháp. Ảnh: Xuân Trường.

Du khách thích thú khi cùng tham gia nhảy sạp tại lễ hội. Ảnh: Xuân Trường.

Du khách thích thú khi cùng tham gia nhảy sạp tại lễ hội. Ảnh: Xuân Trường.

Cảnh quan lễ hội được nhiều người dân và du khách ấn tượng, tranh thủ chụp hình. Ảnh: Xuân Trường.

Cảnh quan lễ hội được nhiều người dân và du khách ấn tượng, tranh thủ chụp hình. Ảnh: Xuân Trường.

Xuân Trường

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/soi-dong-le-hoi-long-tong-10299592.html
Zalo