Người dân vùng biển xuyên đêm nướng cá 'đặc sản' bán dịp Tết

Vào dịp cận Tết, làng cá nướng ở cửa biển Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đêm nào cũng đỏ lửa nướng cá nhưng không đủ hàng phục vụ khách trong dịp Tết.

Người dân nướng cá phục vụ thị trường Tết. Video: Đình Minh.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, tại xã ven biển Ngư Lộc, hàng chục hộ dân lại hối hả nướng cá biển để phục vụ thị trường. Cuối năm, nhu cầu tiêu thụ cá tăng mạnh, nhiều hộ dù đã bắc lò, nướng cá xuyên đêm nhưng vẫn không đủ hàng để phục vụ cho các thương lái. Ảnh: Đình Minh.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, tại xã ven biển Ngư Lộc, hàng chục hộ dân lại hối hả nướng cá biển để phục vụ thị trường. Cuối năm, nhu cầu tiêu thụ cá tăng mạnh, nhiều hộ dù đã bắc lò, nướng cá xuyên đêm nhưng vẫn không đủ hàng để phục vụ cho các thương lái. Ảnh: Đình Minh.

Tại cơ sở chế biến cá Quân Thủy, chị Nguyễn Thị Thủy (trú thôn Nam Vượng, xã Ngư Lộc) cùng 7 lao động đang tất bật chuyển cá vào kho; đem cá đi rã đông; rửa, phơi, xếp cá lên giàn; nướng, đóng gói cá… Mỗi người một việc, ai nấy đều rất khẩn trương khi các đơn hàng về ngày một nhiều. Ảnh: Đình Minh.

Tại cơ sở chế biến cá Quân Thủy, chị Nguyễn Thị Thủy (trú thôn Nam Vượng, xã Ngư Lộc) cùng 7 lao động đang tất bật chuyển cá vào kho; đem cá đi rã đông; rửa, phơi, xếp cá lên giàn; nướng, đóng gói cá… Mỗi người một việc, ai nấy đều rất khẩn trương khi các đơn hàng về ngày một nhiều. Ảnh: Đình Minh.

Chị Thủy cho biết, chị bắt đầu theo nghề này từ năm 16 tuổi, đến nay ngót đã 20 năm gắn bó. Theo chị Thủy, vào các tháng bình thường, gia đình nướng khoảng 1-2 tạ cá các loại. Vào dịp Tết, sản lượng làm ra tăng gấp đôi, có ngày lên tới 5 tạ cá. Ảnh: Đình Minh.

Chị Thủy cho biết, chị bắt đầu theo nghề này từ năm 16 tuổi, đến nay ngót đã 20 năm gắn bó. Theo chị Thủy, vào các tháng bình thường, gia đình nướng khoảng 1-2 tạ cá các loại. Vào dịp Tết, sản lượng làm ra tăng gấp đôi, có ngày lên tới 5 tạ cá. Ảnh: Đình Minh.

Theo chị Thủy, để có một mẻ cá nướng ưng ý, điều quan trọng nhất là phải chọn được cá tươi, ngon, thường lấy từ các tàu thuyền mới đi đánh bắt về. 'Sau khi lấy cá từ thuyền, tôi phải cho cấp đông ngay để giữ độ tươi. Trước khi nướng, cá phải được rã đông khoảng 15 phút, sau đó được cắt thành lát chéo, để ráo nước rồi xếp ngay ngắn trong vỉ nướng để đưa lên bếp than', chị Thủy nói. Ảnh: Đình Minh.

Theo chị Thủy, để có một mẻ cá nướng ưng ý, điều quan trọng nhất là phải chọn được cá tươi, ngon, thường lấy từ các tàu thuyền mới đi đánh bắt về. 'Sau khi lấy cá từ thuyền, tôi phải cho cấp đông ngay để giữ độ tươi. Trước khi nướng, cá phải được rã đông khoảng 15 phút, sau đó được cắt thành lát chéo, để ráo nước rồi xếp ngay ngắn trong vỉ nướng để đưa lên bếp than', chị Thủy nói. Ảnh: Đình Minh.

Tại cơ sở của chị Thủy, các loại cá nướng chủ yếu là cá thu, cá nục, cá trà, cá mối... 'Than để nướng cá phải là than hoa đượm mà không khói. Lúc nướng, lửa than phải đều, người nướng phải thường xuyên lật để để chín đều 2 mặt. Cùng với đó, khoảng cách giữa than và vỉ nướng phải đảm bảo từ 15 - 20 cm, giúp cá chín dần dần, không bị cướp lửa, chín ép', chị Thủy chia sẻ kinh nghiệm. Ảnh: Đình Minh.

Tại cơ sở của chị Thủy, các loại cá nướng chủ yếu là cá thu, cá nục, cá trà, cá mối... 'Than để nướng cá phải là than hoa đượm mà không khói. Lúc nướng, lửa than phải đều, người nướng phải thường xuyên lật để để chín đều 2 mặt. Cùng với đó, khoảng cách giữa than và vỉ nướng phải đảm bảo từ 15 - 20 cm, giúp cá chín dần dần, không bị cướp lửa, chín ép', chị Thủy chia sẻ kinh nghiệm. Ảnh: Đình Minh.

Với giá bán khoảng 300 nghìn đồng/kg cá thành phẩm, chị Thủy cho biết, mỗi năm, cơ sở của chị có lãi hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Đình Minh.

Với giá bán khoảng 300 nghìn đồng/kg cá thành phẩm, chị Thủy cho biết, mỗi năm, cơ sở của chị có lãi hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Đình Minh.

Theo các hộ làm nghề nướng cá tại xã Ngư Lộc cho biết: Vào những ngày này, họ thường dậy từ 2h sáng và làm việc đến tối mịt để cung đủ hàng cho khách. Ảnh: Đình Minh.

Theo các hộ làm nghề nướng cá tại xã Ngư Lộc cho biết: Vào những ngày này, họ thường dậy từ 2h sáng và làm việc đến tối mịt để cung đủ hàng cho khách. Ảnh: Đình Minh.

Đối với những người nướng cá lâu năm, họ cho biết nghề này tuy khó nhọc, lấm lem than khói nhưng cho thu nhập ổn, lại giữ được nghề truyền thống nên đến nay, vẫn có rất nhiều hộ còn theo nghề. Ảnh: Đình Minh.

Đối với những người nướng cá lâu năm, họ cho biết nghề này tuy khó nhọc, lấm lem than khói nhưng cho thu nhập ổn, lại giữ được nghề truyền thống nên đến nay, vẫn có rất nhiều hộ còn theo nghề. Ảnh: Đình Minh.

Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết: Toàn xã có 7 thôn với hơn 18.000 nhân khẩu, người dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác, chế biến thủy hải sản. Theo ông Quang, đến nay, xã đã có 2 sản phẩm OCOP 3 sao được duy trì và phát triển là tôm nõn khô và cá thu nướng. Ảnh: Đình Minh.

Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết: Toàn xã có 7 thôn với hơn 18.000 nhân khẩu, người dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác, chế biến thủy hải sản. Theo ông Quang, đến nay, xã đã có 2 sản phẩm OCOP 3 sao được duy trì và phát triển là tôm nõn khô và cá thu nướng. Ảnh: Đình Minh.

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/nguoi-dan-vung-bien-xuyen-dem-nuong-ca-dac-san-ban-dip-tet-10298009.html
Zalo