Chiêm ngưỡng tòa tháp Chăm vừa trở thành di tích quốc gia đặc biệt

Di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Po Nagar là một trong những khu đền tháp Champa có quy mô lớn và đẹp nhất còn được gìn giữ ở Việt Nam.

Tọa lạc tại thành phố biển Nha Trang, tháp Bà Po Nagar là 1 trong số 5 di tích vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025).

Tọa lạc tại thành phố biển Nha Trang, tháp Bà Po Nagar là 1 trong số 5 di tích vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025).

Nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ ở cửa sông Cái, tháp Chăm Po Nagar (tên đầy đủ là Yang Po Inư Nagar) là một trong những khu đền tháp Champa có quy mô lớn và đẹp nhất còn được gìn giữ ở Việt Nam.

Nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ ở cửa sông Cái, tháp Chăm Po Nagar (tên đầy đủ là Yang Po Inư Nagar) là một trong những khu đền tháp Champa có quy mô lớn và đẹp nhất còn được gìn giữ ở Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu, nhóm tháp Chăm này được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ, từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12, thời kỳ đạo Hindu đang cường thịnh khi Champa ở trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc.

Theo các nhà nghiên cứu, nhóm tháp Chăm này được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ, từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12, thời kỳ đạo Hindu đang cường thịnh khi Champa ở trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc.

Tên gọi “tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất. Tổng thể kiến trúc của tháp Po Nagar gồm 3 tầng. Tầng đầu tiên là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đó có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.

Tên gọi “tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất. Tổng thể kiến trúc của tháp Po Nagar gồm 3 tầng. Tầng đầu tiên là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đó có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.

Tầng giữa hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét.

Tầng giữa hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét.

Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên các điện bên trên. Từ tầng giữa có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng (nay đã hư hại và không còn sử dụng được).

Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên các điện bên trên. Từ tầng giữa có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng (nay đã hư hại và không còn sử dụng được).

Tầng trên cùng là nơi các tòa tháp được xây dựng với hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía Tây và Nam. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1.

Tầng trên cùng là nơi các tòa tháp được xây dựng với hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía Tây và Nam. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1.

Tháp thờ chính ở dãy trước có quy mô lớn nhất, cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của thần Shiva.

Tháp thờ chính ở dãy trước có quy mô lớn nhất, cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của thần Shiva.

Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ.

Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ.

Bên trong là tượng nữ thần tạc bằng đá hoa cương đen ngồi trên bệ đá hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác điêu khắc Chăm, là sự kết hợp giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Vào thời thuộc địa, người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay đã được phục chế.

Bên trong là tượng nữ thần tạc bằng đá hoa cương đen ngồi trên bệ đá hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác điêu khắc Chăm, là sự kết hợp giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Vào thời thuộc địa, người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay đã được phục chế.

Bên cạnh tháp chính về phía Nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng Nam là một tháp còn nhỏ hơn, là tháp thờ thần Ganesa, vị thần thân người đầu voi, con của Shiva.

Bên cạnh tháp chính về phía Nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng Nam là một tháp còn nhỏ hơn, là tháp thờ thần Ganesa, vị thần thân người đầu voi, con của Shiva.

Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn – Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ 11.

Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn – Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ 11.

Nhìn chung, cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp điển hình của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu.

Nhìn chung, cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp điển hình của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu.

Trải qua mưa nắng của thời gian, đến thời Pháp thuộc tháp đã bị hư hại nặng nề. Trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa, dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.

Trải qua mưa nắng của thời gian, đến thời Pháp thuộc tháp đã bị hư hại nặng nề. Trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa, dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.

Ngày nay, tháp Po Nagar là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm, trong đó quan trọng nhất là lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

Ngày nay, tháp Po Nagar là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm, trong đó quan trọng nhất là lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chiem-nguong-toa-thap-cham-vua-tro-thanh-di-tich-quoc-gia-dac-biet-2075958.html
Zalo