Ngành cao su Việt Nam chủ động thích ứng với quy định chống phá rừng của châu Âu

rong các nhóm mặt hàng chịu sự điều chỉnh của quy định chống phá rừng, Việt Nam có 3 nhóm hàng bị tác động chính, đó là sản phẩm từ gỗ, cao su và cà phê.

Công nhân ông ty CP Cao su Hòa Bình chế biến mủ cao su xuất khẩu. Ảnh minh họa: Hoàng Nhị/TTXVN

Công nhân ông ty CP Cao su Hòa Bình chế biến mủ cao su xuất khẩu. Ảnh minh họa: Hoàng Nhị/TTXVN

Nửa năm trước Ủy ban châu Âu đã thông qua Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR). Đây là quy định mới nhất của châu Âu liên quan đến vấn đề phát triển xanh và bền vững, quy định cụ thể về các sản phẩm nông sản không gây mất rừng; trong đó có mặt hàng cao su. Quy định nhằm kéo giảm nạn phá rừng, suy thoái rừng và bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon, cân bằng đa dạng sinh học. Trong các nhóm mặt hàng chịu sự điều chỉnh của quy định chống phá rừng, Việt Nam có 3 nhóm hàng bị tác động chính, đó là sản phẩm từ gỗ, cao su và cà phê.

Trong bối cảnh Ủy ban châu Âu đưa ra nhiều yêu cầu đối với các nhà xuất khẩu để thực thi EUDR, thời gian qua ngành cao su nói chung, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su nói riêng đã triển khai thực hiện các hoạt động để thích ứng với quy định này, nhằm tránh ảnh hưởng tới việc xuất khẩu cao su sang thị trường EU.

Ngành cao su Việt Nam đã có những chiến lược hành động vì sự phát triển bền vững tài nguyên rừng và chống biến đổi khí hậu ngay từ hơn 5 năm trước. Theo ông Trương Minh Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), ngay từ năm 2019, Tập đoàn đã thực hiện Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam VFCS/PEFC. Đến nay, đã có 18 đơn vị thành viên thuộc VRG được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo VFCS/PEFC với khoảng 120.000 ha cao su và 38 nhà máy (chế biến cao su thiên nhiên, chế biến gỗ và sản phẩm công nghiệp cao su) đã được cấp chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC. Hàng năm, các đơn vị thành viên Tập đoàn có thể đáp ứng sản lượng hơn 100.000 tấn mủ cao su các loại có Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo VFCS/PEFC.

Tháng 12/2024 này là thời điểm Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu bắt đầu có hiệu lực đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024, cơ quan này đã công bố đề xuất hoãn thực thi Quy định chống phá rừng. Theo dự kiến mới, quy định này sẽ bắt đầu thực thi vào tháng 1/2025 đối với các doanh nghiệp lớn.

Theo các tiêu chuẩn quy định, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã xác định sẽ ưu tiên thực hiện cho các công ty đã có chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC trước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để triển khai cho các công ty còn lại ở trong nước cũng như tại Lào và Campuchia trong thời gian sớm nhất, ông Trương Minh Trung cho biết thêm.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc công ty cổ phần cao su Chư Sê Kampong Thom, cao su Chư Sê Kampong Thom cho biết, đã ký hợp đồng bán mủ cao su thích ứng EUDR cho Tập đoàn Sailun (Trung Quốc). Đây không chỉ là sự công nhận đối với chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý sản xuất của công ty mà còn là cột mốc quan trọng trong việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác, cùng nhau tạo dựng tương lai. Hiện Chư Sê Kampong Thom đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như nhà máy cung cấp đơn lẻ lớn nhất cho Sailun ở nước ngoài, là nhà máy Campuchia đầu tiên cung cấp hàng cho nhà máy Sailun tại Campuchia và cũng là nhà máy đầu tiên thuộc VRG đạt được chứng nhận EUDR của Sailun.

Còn ông ông Huỳnh Tấn Siêu, Trưởng ban Công nghiệp của VRG cho biết, tuy EUDR chưa có hiệu lực, nhưng nhiều khách hàng đã liên hệ các công ty thành viên trong nước của VRG để cung cấp mủ cao su thích ứng EUDR (đáp ứng theo bộ hồ sơ yêu cầu của khách hàng). Nhờ vậy, trong thời gian gần đây, Cao su Đồng Nai đã tiêu thụ được 767 tấn mủ cao su thích ứng EUDR và Cao su Dầu Tiếng tiêu thụ được hơn 40 tấn, giá trị cộng thêm là 250 USD/tấn.

Hồng Nhung/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/nganh-cao-su-viet-nam-chu-dong-thich-ung-voi-quy-dinh-chong-pha-rung-cua-chau-au/355579.html
Zalo