Gia đình 4 người mắc ung thư khi dùng một loại đũa, bác sĩ đưa ra cảnh báo

Liên tục sử dụng một loại đũa để ăn cơm ở thời gian dài, 4 người trong gia đình ngỡ ngàng khi đều bị mắc bệnh ung thư.

Một gia đình gồm 4 người ở Đài Loan đồng loạt mắc bệnh ung thư. Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân đến từ việc họ đều sử dụng đũa tre đã bị mốc để ăn cơm trong một thời gian dài. Gia đình này không để tâm đến vấn đề này dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng đưa ra lời cảnh báo.

Việc dùng đũa để ăn cơm là nét văn hóa quen thuộc của nhiều gia đình Á Đông. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo việc sử dụng chúng không đúng cách có thể gây nguy hiểm. Đơn cử như trường hợp của gia đình 4 người được nhắc đến ở trên.

Dùng đũa tre mốc để ăn cơm trong thời gian dài, gia đình 4 người ở Đài Loan bị mắc bệnh ung thư. (Ảnh minh họa)

Dùng đũa tre mốc để ăn cơm trong thời gian dài, gia đình 4 người ở Đài Loan bị mắc bệnh ung thư. (Ảnh minh họa)

Theo một số nghiên cứu, đũa tre hoặc đũa gỗ bị mốc có thể sinh ra aflatoxin - chất gây ung thư hàng đầu mà WHO thông tin phải tuyệt đối tránh tiếp xúc. Các chuyên gia đã nghiên cứu và phát hiện có khoảng 16 loại aflatoxin khác nhau. Trong đó có aflatoxin B1 là loại nguy hiểm nhất.

Không chỉ riêng chất này, nếu đũa gỗ hoặc đũa tre không được lau khô sau khi rửa sạch có thể tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn và vi sinh vật. Bao gồm vi khuẩn Staphylococcus aureus và E.coli. Nếu liên tục để sự việc này xảy ra trong thời gian dài, các chất độc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dẫn đến ngộ độc cấp tính hoặc có thể gây ung thư.

Theo tổ chức WHO, aflatoxin là một trong những tác nhân gây ung thư ở một số bộ phận trên cơ thể như: gan, dạ dày, thận, túi mật, đại tràng, vú, buồng trứng, ruột.

Aflatoxin - loại nấm mốc gây ung thư hàng đầu mà WHO cảnh báo tuyệt đối không nên tiếp xúc. (Ảnh minh họa)

Aflatoxin - loại nấm mốc gây ung thư hàng đầu mà WHO cảnh báo tuyệt đối không nên tiếp xúc. (Ảnh minh họa)

Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, chỉ trong vòng 90 ngày, cơ thể có thể tích tụ tới 2,5 mg aflatoxin. Nếu hấp thụ khoảng 10 mg aflatoxin, con người có thể bị ngộ độc cấp tính ngay lập tức.

Ngoài ra, bào tử nấm mốc sinh ra từ aflatoxin có khả năng chịu nhiệt rất cao. Nghĩa là nếu nhiệt độ không đủ cao từ 1500 - 2000 độ C, độc tố này sẽ không bị triệt tiêu hoàn toàn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên thay đũa hoặc thớt đã bị mốc thay vì cố làm sạch hoặc luộc sôi chúng với nước và sử dụng lại.

Ngoài ra, aflatoxin còn có thể tìm thấy ở một số loại thực phẩm bị mốc chứa tinh bột cao như lạc, ngô, gạo hoặc nấm hương.

Lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe:

- Nên thay đũa gỗ hoặc đũa tre 6 tháng/lần.

- Khử trùng ít nhất 1 tuần/lần hoặc thường xuyên nhất có thể.

- Khi mua đũa mới, cần rửa sạch, luộc qua nước sôi và để khô hoàn toàn trước khi sử dụng.

- Sau mỗi lần sử dụng đũa gỗ hoặc đũa tre, hãy rửa ngay lập tức, tránh ngâm và để chúng qua đêm.

- Phân loại rõ đũa dùng để nấu ăn và đũa dùng để ăn.

- Nếu đũa có dấu hiệu mốc, mòn, nứt, cong vênh hoặc bong tróc, hãy vứt bỏ ngay, đừng tiếc vì nó có thể là nguồn gây bệnh cho cả gia đình.

Chuyên gia khuyến cáo nên thay đũa tre hoặc đũa gỗ 6 tháng/lần. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia khuyến cáo nên thay đũa tre hoặc đũa gỗ 6 tháng/lần. (Ảnh minh họa)

Tie Nguyên

Nguồn SaoStar: https://www.saostar.vn/vong-quanh-the-gioi/gia-dinh-4-nguoi-mac-ung-thu-bac-si-dua-ra-canh-bao-202504180003574662.html
Zalo