Độc đáo Lễ hội La Phù

Lễ hội La Phù, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội diễn ra nhiều ngày với nhiều nghi thức và hoạt động độc đáo như lễ rước kiệu Thánh Tĩnh Quốc Tam Lang (ngày mùng 7 tháng Giêng), lễ rước 'ông lợn' (tối 13 tháng Giêng hằng năm) nhằm tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ nước.

 Trước khi diễn ra khai hội, các hộ dân ở xã La Phù chuẩn bị kỹ càng với các nghi thức tế lễ, bao sái bàn thờ, quần áo, ngai và kiệu Thánh…

Trước khi diễn ra khai hội, các hộ dân ở xã La Phù chuẩn bị kỹ càng với các nghi thức tế lễ, bao sái bàn thờ, quần áo, ngai và kiệu Thánh…

 Các cụ trong ban tế chuẩn bị mã (áo, mũ, hài...) để dâng Thánh

Các cụ trong ban tế chuẩn bị mã (áo, mũ, hài...) để dâng Thánh

 Các cụ cao niên thực hiện công tác kiểm tra đồ dùng phục vụ các cho lễ hội (lõng, vọng, áo tế...)

Các cụ cao niên thực hiện công tác kiểm tra đồ dùng phục vụ các cho lễ hội (lõng, vọng, áo tế...)

 Người dân xã La Phù rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội

Người dân xã La Phù rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội

 Từ 6 giờ sáng 4.2, trên đường kiệu Thánh đi qua, từ đình La Phù (xã La Phù, huyện Hoài Đức) xuống đền Quán Chảy (xã Đông La, huyện Hoài Đức) người dân trải thảm, trải chiếu chờ đón đoàn rước

Từ 6 giờ sáng 4.2, trên đường kiệu Thánh đi qua, từ đình La Phù (xã La Phù, huyện Hoài Đức) xuống đền Quán Chảy (xã Đông La, huyện Hoài Đức) người dân trải thảm, trải chiếu chờ đón đoàn rước

 Không những trải thảm, trải chiếu hoa để cung nghinh kiệu Thánh, mỗi nhà đều bày mâm lễ, hương án trước cửa nhà để lễ Thánh. Các tổ dân phố, các ngõ cũng chuẩn bị hương án, lễ vật để lễ Thánh

Không những trải thảm, trải chiếu hoa để cung nghinh kiệu Thánh, mỗi nhà đều bày mâm lễ, hương án trước cửa nhà để lễ Thánh. Các tổ dân phố, các ngõ cũng chuẩn bị hương án, lễ vật để lễ Thánh

 Từ sáng sớm ngày 4.2 (mùng 7 tháng Giêng Âm lịch), các hộ dân ở xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) trải thảm, trải chiếu hoa từ đình La Phù ra đường rước Thành hoàng làng, cầu mong năm mới được bình an và gặp nhiều may mắn

Từ sáng sớm ngày 4.2 (mùng 7 tháng Giêng Âm lịch), các hộ dân ở xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) trải thảm, trải chiếu hoa từ đình La Phù ra đường rước Thành hoàng làng, cầu mong năm mới được bình an và gặp nhiều may mắn

 Trưởng Ban Khánh tiết Lễ hội La Phù cho biết, hàng năm cứ sau khi ăn Tết Nguyên đán, dân làng lại rộn ràng chuẩn bị tổ chức lễ hội. Đây cũng là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Thánh Tĩnh Quốc Tam Lang (dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6) đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi

Trưởng Ban Khánh tiết Lễ hội La Phù cho biết, hàng năm cứ sau khi ăn Tết Nguyên đán, dân làng lại rộn ràng chuẩn bị tổ chức lễ hội. Đây cũng là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Thánh Tĩnh Quốc Tam Lang (dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6) đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi

 Ngày mùng 7 tháng Giêng là ngày sinh của Thành hoàng làng, nhân dân La Phù tổ chức rước Thánh Tĩnh Quốc Tam Lang từ Đình La Phù xuống đền Quán Chảy, nơi tương truyền là lăng mộ của Ngài

Ngày mùng 7 tháng Giêng là ngày sinh của Thành hoàng làng, nhân dân La Phù tổ chức rước Thánh Tĩnh Quốc Tam Lang từ Đình La Phù xuống đền Quán Chảy, nơi tương truyền là lăng mộ của Ngài

 Quan niệm của người dân địa phương từ bao đời nay, khi kiệu Thánh rước trên trục chính đường làng, các gia đình bày mâm lễ, hương án và trải chiếu hoa trên mặt đường để kiệu Thánh qua

Quan niệm của người dân địa phương từ bao đời nay, khi kiệu Thánh rước trên trục chính đường làng, các gia đình bày mâm lễ, hương án và trải chiếu hoa trên mặt đường để kiệu Thánh qua

 Khi đoàn rước đi qua, người dân thành tâm bái lễ, cúng tiến cầu mong cho gia đình bình an, tài lộc, may mắn…

Khi đoàn rước đi qua, người dân thành tâm bái lễ, cúng tiến cầu mong cho gia đình bình an, tài lộc, may mắn…

 Trước đó, Ban Tổ chức và các bậc cao niên đã lựa chọn các nam thanh niên trai tráng trong làng có độ tuổi từ 16 - 19 tuổi vào đội rước kiệu

Trước đó, Ban Tổ chức và các bậc cao niên đã lựa chọn các nam thanh niên trai tráng trong làng có độ tuổi từ 16 - 19 tuổi vào đội rước kiệu

 Sau khi rước đi từ đình La Phù xuống đền Quán Chảy vào sáng mùng 7 tháng Giêng, đoàn rước sẽ rước kiệu Thánh từ đền Quán Chảy về đình La Phù vào chiều tối cùng ngày

Sau khi rước đi từ đình La Phù xuống đền Quán Chảy vào sáng mùng 7 tháng Giêng, đoàn rước sẽ rước kiệu Thánh từ đền Quán Chảy về đình La Phù vào chiều tối cùng ngày

 Đến khoảng 24 giờ đoàn rước sẽ về đến đình La Phù, trên đường kiệu Thánh đi qua, người dân có màn đốt pháo hoa rực rỡ phụng nghinh kiệu Thánh

Đến khoảng 24 giờ đoàn rước sẽ về đến đình La Phù, trên đường kiệu Thánh đi qua, người dân có màn đốt pháo hoa rực rỡ phụng nghinh kiệu Thánh

 Sau khi đoàn rước về đình La Phù sẽ là lễ tế yên vị

Sau khi đoàn rước về đình La Phù sẽ là lễ tế yên vị

 Lễ tế diễn ra đến khoảng 3 giờ sáng, ngày mùng 8 tháng Giêng

Lễ tế diễn ra đến khoảng 3 giờ sáng, ngày mùng 8 tháng Giêng

 Đặc biệt, trong Lễ hội La Phù có một nghi thức độc đáo là Lễ rước ông lợn sẽ diễn ra vào tối 13 tháng Giêng Âm lịch

Đặc biệt, trong Lễ hội La Phù có một nghi thức độc đáo là Lễ rước ông lợn sẽ diễn ra vào tối 13 tháng Giêng Âm lịch

Đức Hiệp

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/doc-dao-le-hoi-la-phu-post403999.html
Zalo