Độc đáo cây cầu ngói 500 năm tuổi ở Nam Định

Cầu Ngói chùa Lương (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là một trong những cây cầu cổ lâu đời hơn 500 năm tuổi. Mang kiến trúc cổ xưa, độc đáo, cây cầu trở thành điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Cầu Ngói chợ Lương với kiến trúc cổ, mái ngói, được xây dựng từ đầu thế kỷ XVI, nằm cạnh chùa Phúc Lâm, người dân địa phương thường gọi là chùa Lương.

Cây cầu Ngói cong như hình Rồng cuộn bay, nằm trên con đường dẫn vào chùa, cầu Ngói cách chùa Lương, đình Phong Lạc khoảng 100m. Cả ba công trình đều có cùng niên đại xây dựng nên người dân thường hay gọi là cầu Ngói, chùa Lương, đình Phong Lạc.

 Cây cầu cổ kính nổi bật giữa một góc phố có tuổi đời hơn 500 năm. Được xây dựng cùng thời với chùa Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu) vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức là năm 1511.

Cây cầu cổ kính nổi bật giữa một góc phố có tuổi đời hơn 500 năm. Được xây dựng cùng thời với chùa Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu) vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức là năm 1511.

Cây cầu được bắc qua con sông Trung Giang, một con sống nhỏ chạy dọc theo xã Hải Anh và được xây dựng theo lối “thượng gia hạ trì”, trên là nhà dưới là song. Cầu có 9 gian được dựng trên 18 cột đá vuông. Phía trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ dầm cầu và nâng sàn cầu. Mái cầu lợp ngói vảy rồng, có hình dáng cong cong tựa như mình rồng đang uốn khúc.

Cầu ngói không chỉ là công trình giao thông mà còn là công trình văn hóa mang trong mình niềm tự hào của người dân xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

 Cầu được dựng trên 18 trụ đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì và đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Nằm trên các trụ đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm và nâng sàn cầu, nhà cầu.

Cầu được dựng trên 18 trụ đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì và đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Nằm trên các trụ đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm và nâng sàn cầu, nhà cầu.

Phần mộc của cầu Ngói được chạm khắc cầu kỳ thể hiện rõ kiến trúc thuần Việt. Đặc biệt là qua sự bố trí của hàng chân cột, các kết cấu vì kèo và cách ghép mộng gỗ… Phần hai bên đầu cầu được thiết kế với 4 con nghê đứng chầu cùng với cuốn thư đề 4 chữ “Quần Phương xã kiều” (cầu xã Quần Phương). Ý nghĩa đặt 4 con nghê ở đây được câu ca dao hé mở: “Bốn con nghê đực chầu về tổ tông”.

 Phía bên trong, có hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to, tạo nên một khung cảnh cổ kính.

Phía bên trong, có hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to, tạo nên một khung cảnh cổ kính.

 Hai bên mặt tiền cầu được thiết kế, trang trí giống nhau với tông màu vàng nổi bật. Cùng với đó là cuốn thư tạo dáng mềm, có ghi 4 chữ “Quần Phương xã kiều“, tức cầu xã Quần Phương (nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu).

Hai bên mặt tiền cầu được thiết kế, trang trí giống nhau với tông màu vàng nổi bật. Cùng với đó là cuốn thư tạo dáng mềm, có ghi 4 chữ “Quần Phương xã kiều“, tức cầu xã Quần Phương (nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu).

Bà Nguyễn Thị Liễu (65 tuổi, nhà gần cầu Ngói) chia sẻ: “Cây cầu này có từ rất lâu rồi, là niềm tự hào của người dân xã Hải Anh chúng tôi. Cây cầu này là tuổi thơ của chúng tôi và nhiều thế hệ trong gia đình. Cầu Ngói này có mấy trăm năm rồi. Gia phả của các cụ trong làng để lại nói rằng: Hỏng cầu ta lại sửa cầu/ ba mươi lượng bạc để đầu bên kia, nếu cầu hỏng thì có 30 lượng bạc đó dùng để sửa cầu”.

 Phần sàn của lòng cầu rộng 2m, gồm nhiều thanh gỗ ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong.

Phần sàn của lòng cầu rộng 2m, gồm nhiều thanh gỗ ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong.

Trải qua 500 năm, cầu Ngói chợ Lương Nam Định vẫn giữ nguyên dáng vẻ vốn có thuở ban đầu. Với sự bào mòn của thời gian, cây cầu nhiều lần được duy tu, sơn sửa, những nét kiến trúc độc đáo riêng có vẫn giữ được và không lẫn với bất cứ cây cầu ngói nào trên cả nước.

Bài và ảnh: Xuân Thành

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/doc-dao-cay-cau-ngoi-500-nam-tuoi-o-nam-dinh-post334774.html
Zalo