Có phải đổi sổ đỏ và sổ hồng theo Luật Đất đai năm 2024?

Từ tháng 8/2024, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở thường được gọi là sổ đỏ và sổ hồng sẽ có sự thay đổi theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.

Hiện nay, người dân vẫn đang sử dụng phổ biến hai loại Giấy chứng nhận gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay còn gọi là sổ đỏ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hay còn gọi là sổ hồng.

Tuy nhiên, từ tháng 8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới với tên gọi: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất".

Trong đó, có quy định sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) sẽ được đổi thành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Giá trị pháp lý của sổ đỏ và sổ hồng đã cấp trước 01/08/2024 vẫn có hiệu lực pháp lý và người dân có thể tiếp tục sử dụng không cần phải cấp đổi cho đến khi có nhu cầu cấp đổi.

Giá trị pháp lý của sổ đỏ và sổ hồng đã cấp trước 01/08/2024 vẫn có hiệu lực pháp lý và người dân có thể tiếp tục sử dụng không cần phải cấp đổi cho đến khi có nhu cầu cấp đổi.

Mẫu giấy chứng nhận mới sẽ có kích thước 210 mm x 297 mm, bao gồm hai trang in nền hoa văn trống đồng, màu hồng cánh sen, có Quốc huy, Quốc hiệu, số seri, mã QR.

Mã giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là duy nhất trên toàn quốc, được cấp phát tự động từ phần mềm ứng dụng của hệ thống thông tin đất đai khi Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được đưa vào vận hành, khai thác chính thức.

Việc áp dụng mẫu giấy chứng nhận mới sẽ giúp tăng cường tính xác thực, an toàn và dễ dàng tra cứu thông tin liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của người dân.

Giá trị pháp lý của sổ đỏ và sổ hồng đã cấp trước 01/08/2024 vẫn có hiệu lực pháp lý và người dân có thể tiếp tục sử dụng không cần phải cấp đổi cho đến khi có nhu cầu cấp đổi.

Theo Luật sư Nguyễn Văn An (Đoàn Luật sư Hà Nội), khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, sổ đỏ hay sổ hồng cũng vẫn được coi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, bao gồm cả nhà ở và các công trình gắn liền với đất. Điều khác biệt ở chỗ, nhà làm luật không liệt kê thêm quyền sở hữu nhà ở vào tên gọi của giấy chứng nhận mà được gộp chung vào nhóm “tài sản gắn liền với đất”.

"Như vậy, quy định này không thay đổi nhiều về bản chất mà chủ yếu là thay đổi về cách gọi tên giấy chứng nhận", Luật sư Nguyễn Văn An nhận xét.

Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thể hiện các nội dung sau:

- Trang 1 gồm: Quốc huy, Quốc hiệu; dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất" in màu đỏ; mã QR; mã Giấy chứng nhận; mục "Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất"; mục "Thông tin thửa đất"; mục " Thông tin tài sản gắn liền với đất"; địa danh, ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký Giấy chứng nhận; số phát hành Giấy chứng nhận (số seri); dòng chữ "Thông tin chi tiết được thể hiện tại mã QR";

- Trang 2 gồm: mục "Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất"; mục "Ghi chú"; mục "Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận.

- Nội dung và hình thức thể hiện thông tin cụ thể trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo Mẫu số 04/ĐK-GCN của Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.

Mã QR của Giấy chứng nhận

Mã QR được in trên Giấy chứng nhận dùng để lưu trữ, hiển thị các thông tin chi tiết của Giấy chứng nhận và các thông tin để quản lý mã QR.

Thông tư nêu rõ, thông tin phản hồi từ mã QR có giá trị như thông tin trên Giấy chứng nhận, thống nhất với thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai hoặc thông tin ghi nhận trong hồ sơ địa chính đối với những nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Việc áp dụng cung cấp mã QR của Giấy chứng nhận phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7322:2009 (ISO/IEC 18004:2006).

Mã QR của Giấy chứng nhận phải được khởi tạo và in trên cùng một hệ thống phần mềm ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương và được tích hợp trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Kích thước mã hình của QR được in trên Giấy chứng nhận là 2,0 cm x 2,0 cm. Mã QR được thể hiện ở góc trên bên phải trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được in lần đầu; đối với trường hợp có thay đổi thông tin sau khi cấp Giấy chứng nhận thì mã QR được thể hiện ở góc bên phải của cột "Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý" tại mục 6 trang 2 của Giấy chứng nhận.

Hoàng Hà

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//tin-tuc/co-phai-doi-so-do-va-so-hong-theo-luat-dat-dai-nam-2024-1101685.html
Zalo