Chân dung người điều hành quốc gia giàu nhất thế giới
Luxembourg là nước giàu nhất thế giới hiện nay, với GDP bình quân đầu người đạt 151.150 USD, theo ước tính mới nhất của Forbes. Người lãnh đạo quốc gia giàu có này chính là Thủ tướng Luc Frieden.
Chính trị gia kỳ cựu
Frieden sinh ngày 16-9-1963. Ông hoàn thành chương trình phổ thông tại Athéneé de Luxembourg và sau đó nhận được nền giáo dục đại học quốc tế tại Pháp, Anh và Mỹ. Ông tốt nghiệp ngành luật kinh doanh tại Université Paris 1 Panthéon-Sorbonne (Pháp), sau đó lấy bằng thạc sĩ luật so sánh tại Queens' College, Cambridge (Anh) và bằng thạc sĩ luật tại Trường Luật Harvard (Mỹ).
Ngoài tiếng Luxembourg, ông còn nói lưu loát tiếng Anh, Đức, Pháp và có kiến thức tốt về tiếng Hà Lan, ngôn ngữ mẹ đẻ của vợ ông. Frieden kết hôn với luật sư người Hà Lan Marjolijne Droogleever Fortuyn, người mà ông gặp khi đang học tại Cambridge, vào năm 1992. Họ hiện có 2 người con.
Các ưu tiên trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Luc Friede bao gồm: tuyển dụng hàng loạt cảnh sát và phát triển hệ thống giám sát bằng video, áp dụng cải cách thuế, tăng cường vai trò của khu vực tư nhân trong chăm sóc sức khỏe.
Năm 1994, Frieden được bầu vào Viện Đại biểu Luxembourg của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CSV - EPP), trở thành thành viên trẻ nhất của Hạ viện khi mới 30 tuổi. Trong thời gian ở Quốc hội, ông đã chủ trì Ủy ban Tài chính cũng như Ủy ban Hiến pháp và là một nhân vật lãnh đạo trong quá trình dẫn đến việc thành lập Tòa án Hiến pháp và các tòa án hành chính độc lập tại Luxembourg.
Năm 1998, ở tuổi 34, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong Chính phủ do Thủ tướng Jean-Claude Juncker lãnh đạo. Ông cũng từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và Ngân sách (1998-2009), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2004-2006) và Bộ trưởng Bộ Tài chính (2009-2013).
Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Tài chính và Ngân sách, Frieden chịu trách nhiệm cho việc đưa đồng EUR vào sử dụng thành công để thay thế cho đồng franc Luxembourg. Trong thời gian Luxembourg giữ chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu năm 2005, ông đã chủ trì Hội đồng Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ châu Âu (JHA).
Ông cũng đã đại diện cho đất nước mình tại Hội đồng Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính châu Âu (ECOFIN), cũng như tại Nhóm Eurogroup và tham gia vào việc ổn định Khu vực đồng EUR và định hình liên minh ngân hàng châu Âu. Trong 15 năm, Frieden đã giữ chức Thống đốc Ngân hàng Thế giới (WB) và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2013.
Sự nghiệp trong ngành ngân hàng
Frieden gia nhập Deutsche Bank với tư cách là Phó Chủ tịch vào tháng 9-2014. Làm việc tại London, ông đã tư vấn cho ban quản lý và ban quản lý cấp cao về các khía cạnh chiến lược liên quan đến các vấn đề quốc tế và châu Âu. Ông cũng từng là Chủ tịch Hội đồng giám sát của Deutsche Bank Luxembourg, nhưng rời khỏi Deutsche Bank sau đó 2 năm.
Từ năm 2019-2023, ông cũng là Chủ tịch Phòng Thương mại Luxembourg. Trong khoản thời gian này, ông đảm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp của các phòng thương mại và công nghiệp châu Âu (Eurochambres). Sau khi trở lại chính trường vào năm 2023, Frieden tuyên bố sẽ từ chức khỏi mọi hoạt động chuyên môn. Ông được bầu làm ứng cử viên chính của Đảng Nhân dân Xã hội Cơ đốc giáo Luxembourg (CSV) cho cuộc tổng tuyển cử toàn quốc vào tháng 10-2023.
Ông đã lãnh đạo các nhà dân chủ Thiên Chúa giáo giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, với 29,21% số phiếu bầu và 21 ghế trong Hạ viện. Khi Chính phủ Bettel II mất thế đa số, Frieden được Đại công tước Henri mời thành lập chính phủ vào ngày 9-10-2023. Ông đã lãnh đạo các cuộc đàm phán liên minh giữa CSV và Đảng Dân chủ (DP), và kế nhiệm Xavier Bettel làm Thủ tướng vào ngày 17 -1-2023.
Vào ngày 22-11-2023, Frieden đã trình bày chương trình của chính phủ cho nhiệm kỳ Quốc hội tại Viện Đại biểu. Việc cắt giảm thủ tục hành chính, số hóa và hiện đại hóa là 3 khái niệm chính nổi bật trong suốt bài phát biểu của Frieden. Các ưu tiên của ông bao gồm việc tuyển dụng hàng loạt cảnh sát và phát triển hệ thống giám sát bằng video; áp dụng cải cách thuế và tăng cường vai trò của khu vực tư nhân trong chăm sóc sức khỏe.
Quan tâm năng lượng hạt nhân
Vào ngày 21-3 năm nay, tại Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng hạt nhân 2024 ở Brussels, Frieden đã tuyên bố cởi mở với năng lượng hạt nhân. Frieden nhấn mạnh rằng nghiên cứu các công nghệ hạt nhân mới là quan trọng, theo quan điểm của ông.
Lập trường này đã vấp phải một loạt chỉ trích trong nội bộ Luxembourg, từ các tổ chức phi chính phủ về môi trường đến hầu hết các bên. Luxembourg không xây dựng lò phản ứng hạt nhân và vẫn đang vận động các nước láng giềng đóng cửa các lò phản ứng của họ gần nước này.
Người ta lưu ý rằng Serge Wilmes, Bộ trưởng Môi trường và cũng là thành viên CSV của Frieden đã xác nhận lập trường chống hạt nhân của Luxembourg vào cùng ngày. Trong Ủy ban Môi trường của Hạ viện, Frieden đã giải thích lập trường của mình vào ngày 27-3, được nhiều người coi là đi ngược lại với các tuyên bố của ông tại Brussels và bị chỉ trích là thiếu phối hợp và tùy tiện.
Năm 2013, nhóm bảo vệ nhà đầu tư ProtInvest của Luxembourg đã gửi một lá thư cho Ủy viên châu Âu về thị trường nội địa Michel Barnier, trong đó chỉ trích quyết định của Frieden bổ nhiệm cố vấn cấp cao Sarah Khabirpour vào ban quản trị của CSSF, cơ quan quản lý tài chính của quốc gia này.
Trong chiến dịch tranh cử cho cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10-2023, chính trị gia LSAP Max Leners đã xuất bản một tập sách dài 80 trang về quá khứ chính trị của Frieden, chỉ trích việc trục xuất trẻ vị thành niên dưới thời ông làm Bộ trưởng Tư pháp, quan điểm của ông về luật lao động, giờ làm việc và lương hưu cũng như sự liên quan của ông trong các phán quyết về thuế được tiết lộ bởi Luxleaks.