Ai là 'vua vũ khí', anh hùng lao động trí óc đầu tiên của Việt Nam?
'Là một đại tri thức, đi học châu Âu đã nhiều năm, mang một lòng nhiệt tình về phụng sự tổ quốc, phụng sự kháng chiến' - đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về vị giáo sư, viện sĩ này.
1. Vị giáo sư này được mệnh danh là "vua vũ khí" và là Anh hùng Lao động trí óc đầu tiên của Việt Nam. Ông là ai?
Giáo sư Tôn Thất Tùng
0%
Giáo sư Hồ Đắc Di
0%
Giáo sư Trần Đại Nghĩa
0%
Giáo sư Lê Văn Thiêm
0%
Chính xác
Theo Cổng thông tin điện tử của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa là “ông vua” vũ khí của Việt Nam. Sự ra đời những loại vũ khí mang dấu ấn của ông đã góp phần khẳng định trí tuệ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật quân sự và đặt nền móng cho nhiều thành tựu sau này.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Xuân Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông mồ côi cha từ khi 6 tuổi, lớn lên trong vòng tay của mẹ và chị gái.
Với tư chất thông minh vượt trội, sau khi kết thúc Đệ nhất cấp trường tỉnh Mỹ Tho, ông lên Sài Gòn theo học trường Trung học Pétrus Ký nổi tiếng, bây giờ là trường THPT Lê Hồng Phong và nhận được học bổng suốt 3 năm.
2. Ông từng du học nước nào, có bằng đại học các chuyên ngành gì?
Anh - Kỹ sư cơ khí, kỹ sư Điện
0%
Pháp - Kỹ sư Cầu đường, kỹ sư điện, cử nhân toán học, kỹ sư hàng không
0%
Đức - Kỹ sư hóa học, kỹ sư chế tạo máy
0%
Liên Xô - Kỹ sư quân giới
0%
Chính xác
Năm 1933, chàng trai Phạm Quang Nghĩa làm việc tại tòa sứ Pháp, nuôi mơ ước sang Pháp du học. Đến mùa thu năm 1936, sau 9 tháng học dự bị, ông thi đỗ vào Đại học Quốc gia Cầu đường Paris và nhận học bổng học tiếp. Trong 2 năm đầu tại Paris, ông không chỉ học kỹ thuật dân dụng mà còn âm thầm tìm hiểu kỹ thuật chế tạo vũ khí.
Để tiếp cận các tài liệu quân sự một cách hợp pháp mà không bị nghi ngờ, ông biết mình cần có nền tảng vững chắc về toán, hóa, cơ học và kỹ thuật. Vì vậy, ông thi tiếp lấy bằng cử nhân khoa học tại Đại học Sorbonne, bằng kỹ sư điện, kỹ sư hàng không tại Học viện Kỹ thuật Hàng không. Tiếp đó, ông còn theo học và lấy chứng chỉ tại Trường Bách khoa và Đại học Mỏ Địa chất.
3. Cái tên gắn liền với lịch sử ngành chế tạo vũ khí Việt Nam của ông là do ai đặt cho?
Chủ tịch Hồ Chí Minh
0%
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
0%
Đồng chí Trường Chinh
0%
Các đồng nghiệp tại Cục Quân giới
0%
Chính xác
Cái tên Trần Đại Nghĩa là do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho kỹ sư Phạm Quang Lễ khi ông từ Pháp trở về nước tham gia kháng chiến năm 1946.
Năm đó, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gay go, ác liệt, ông được Bác Hồ giao làm Cục trưởng Cục Quân giới với trọng trách là nghiên cứu, chế tạo vũ khí để bộ đội ta đánh giặc. Bác nói “Đây là việc đại nghĩa. Vì thế, từ nay Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa…”.
Với vốn kiến thức học tập và tích lũy được trong suốt 11 năm học tập ở nước ngoài, cộng với sự thông minh, trí sáng tạo, ông đã nhanh chóng nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất vũ khí phục vụ cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta.
4. Loại vũ khí đầu tiên ông cùng đồng đội nghiên cứu chế tạo thành công là gì?
Súng cối
0%
Đạn AT
0%
Đạn Bazooka
0%
Bom bay
0%
Chính xác
Loại vũ khí đầu tiên Giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng các đồng đội nghiên cứu và chế tạo thành công là súng chống tăng dựa theo mẫu Bazooka của Mỹ. Sau nhiều thất bại ban đầu, đến tháng 2 năm 1947, cuộc thử nghiệm đã thành công, với khả năng xuyên phá tương đương Bazooka do Mỹ sản xuất (75cm trên tường gạch).
Súng Bazooka Việt Nam gây bất ngờ và hoang mang cho quân Pháp, góp phần bẻ gãy cuộc tấn công của địch ở Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Tây cũ) vào ngày 3/3/1947 và bắn chìm tàu chiến Pháp trên sông Lô (chiến dịch Thu Đông 1947). Sau đó, vũ khí này được sản xuất hàng loạt với tầm bắn và sức sát thương được nâng cao.
5. Những loại vũ khí nào dưới đây được ông tiếp tục chế tạo thành công sau đạn Bazooka?
Súng SKZ và mìn tự động
0%
Bom bay và súng SKZ
0%
Tên lửa và bom bay
0%
Súng SKZ, bom bay và tên lửa
0%
Chính xác
Sau thành công với đạn Bazooka, trong giai đoạn 1948-1949, Giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng các đồng nghiệp tại Cục Quân giới tiếp tục nghiên cứu và chế tạo thành công nhiều loại vũ khí quan trọng. Tiêu biểu là súng không giật SKZ nặng 20kg, sử dụng đạn lõm có sức công phá mạnh, lần đầu được đưa vào chiến đấu tại Phố Lu, gây thiệt hại nặng cho quân địch. Năm 1950, loại súng này góp phần tiêu diệt 5 đồn địch chỉ trong một đêm tại Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó, ông còn chế tạo thành công bom bay tương đương với V1, V2 của Đức và tên lửa nặng 30kg, có tầm bắn lên đến 4km.
6. Trong Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (1952), ông được tuyên dương danh hiệu gì?
Anh hùng lực lượng vũ trang
0%
Anh hùng chiến sĩ pháo binh
0%
Anh hùng Lao động
0%
Chiến sĩ thi đua toàn quốc
0%
Chính xác
Trong Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất năm 1952, ông Trần Đại Nghĩa được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng Lao động.
Ông là một trong 3 người đầu tiên được phong Anh hùng Lao động, đại diện cho giới trí thức cách mạng, cùng với Ngô Gia Khảm (công nhân) và Hoàng Hanh (nông dân).
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu đã nhận xét về ông: “Người có công lớn trong việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các loại vũ khí có hỏa lực mạnh thời kháng chiến chống Pháp là anh Trần Đại Nghĩa. Chính vì vậy, tại Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất ở Việt Bắc, anh đã được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng. Anh Nghĩa rất xứng đáng là người trí thức Việt Nam đầu tiên được nhận vinh dự ấy”.