Xuất khẩu vũ khí Nga đã giảm tới 14 lần chỉ trong 3 năm

Bất chấp hợp đồng bán tiêm kích Su-57E đã được ký kết, tình hình xuất khẩu vũ khí Nga không mấy xán lạn.

Theo số liệu thống kê giai đoạn 2021 - 2024, khối lượng xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm tới 92%, tức là giảm 14 lần, chỉ còn 1 tỷ USD, trong khi đó phạm vi địa lý của nhà nhập khẩu hạ thấp còn 12 quốc gia vẫn nằm trong danh sách khách hàng truyền thống của họ.

Theo số liệu thống kê giai đoạn 2021 - 2024, khối lượng xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm tới 92%, tức là giảm 14 lần, chỉ còn 1 tỷ USD, trong khi đó phạm vi địa lý của nhà nhập khẩu hạ thấp còn 12 quốc gia vẫn nằm trong danh sách khách hàng truyền thống của họ.

Trong bối cảnh này, Nga đã công bố hợp đồng đầu tiên về việc cung cấp máy bay chiến đấu Su-57E cho nước ngoài, cụ thể Không quân Algeria là người mua. Điều này được coi là một nỗ lực của Moskva nhằm giữ vững vị thế của mình trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Trong bối cảnh này, Nga đã công bố hợp đồng đầu tiên về việc cung cấp máy bay chiến đấu Su-57E cho nước ngoài, cụ thể Không quân Algeria là người mua. Điều này được coi là một nỗ lực của Moskva nhằm giữ vững vị thế của mình trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Tổ chức phân tích Jamestown Foundation của Mỹ đã nêu chi tiết trong báo cáo của mình rằng sự sụt giảm 92% trong xuất khẩu vũ khí của Liên bang Nga giai đoạn 2021 - 2024 chính xác là do cuộc xung đột tại Ukraine.

Tổ chức phân tích Jamestown Foundation của Mỹ đã nêu chi tiết trong báo cáo của mình rằng sự sụt giảm 92% trong xuất khẩu vũ khí của Liên bang Nga giai đoạn 2021 - 2024 chính xác là do cuộc xung đột tại Ukraine.

Trước đây doanh thu từ việc bán vũ khí của Nga vào năm 2021 lên tới 14,6 tỷ đô la, và để so sánh, con số này cho thấy sự suy giảm tới 14 lần trong 3 năm.

Trước đây doanh thu từ việc bán vũ khí của Nga vào năm 2021 lên tới 14,6 tỷ đô la, và để so sánh, con số này cho thấy sự suy giảm tới 14 lần trong 3 năm.

Trước hết, là do các tổ hợp công nghiệp quân sự Nga chuyển sang "chế độ thời chiến", nhằm đảm bảo nhu cầu của Quân đội Nga, giảm bớt các hợp đồng xuất khẩu.

Trước hết, là do các tổ hợp công nghiệp quân sự Nga chuyển sang "chế độ thời chiến", nhằm đảm bảo nhu cầu của Quân đội Nga, giảm bớt các hợp đồng xuất khẩu.

Trong bối cảnh này, những nước từng mua vũ khí của Nga đã thận trọng hoặc thậm chí chuyển sang nguồn cung cấp từ các nước khác, chẳng hạn như Trung Quốc.

Trong bối cảnh này, những nước từng mua vũ khí của Nga đã thận trọng hoặc thậm chí chuyển sang nguồn cung cấp từ các nước khác, chẳng hạn như Trung Quốc.

Nếu theo dõi động lực suy giảm thì vào năm 2022, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Liên bang Nga đạt 8 tỷ đô la (tức là ít hơn 6,6 tỷ đô la so với năm trước) và vào năm 2023 - 3 tỷ đô la (tức là ít hơn 5 tỷ đô la so với năm 2022).

Nếu theo dõi động lực suy giảm thì vào năm 2022, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Liên bang Nga đạt 8 tỷ đô la (tức là ít hơn 6,6 tỷ đô la so với năm trước) và vào năm 2023 - 3 tỷ đô la (tức là ít hơn 5 tỷ đô la so với năm 2022).

Các nhà phân tích của Tổ chức Jamestown Foundation trích dẫn thêm dữ liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển, cho thấy Nga đã bán ít hơn 53% vũ khí trong giai đoạn 2019 - 2023 so với thời kỳ 2014 - 2018.

Các nhà phân tích của Tổ chức Jamestown Foundation trích dẫn thêm dữ liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển, cho thấy Nga đã bán ít hơn 53% vũ khí trong giai đoạn 2019 - 2023 so với thời kỳ 2014 - 2018.

Số liệu ghi nhận như vậy rõ ràng có thể được coi là bằng chứng rõ nét của một cuộc khủng hoảng hệ thống đang xảy ra với hoạt động xuất khẩu vũ khí của Liên bang Nga.

Số liệu ghi nhận như vậy rõ ràng có thể được coi là bằng chứng rõ nét của một cuộc khủng hoảng hệ thống đang xảy ra với hoạt động xuất khẩu vũ khí của Liên bang Nga.

Tuy nhiên bất chấp những dấu hiệu rõ ràng của cuộc khủng hoảng, Moskva vẫn có một số lập luận nhất định cho rằng tình hình mặc dù khó khăn nhưng chưa tới mức “thảm họa”.

Tuy nhiên bất chấp những dấu hiệu rõ ràng của cuộc khủng hoảng, Moskva vẫn có một số lập luận nhất định cho rằng tình hình mặc dù khó khăn nhưng chưa tới mức “thảm họa”.

Trước hết, 12 quốc gia nêu trên vẫn mua sản phẩm của tổ hợp công nghiệp quân sự Nga bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Myanmar - những nước được coi là quan trọng đối với Điện Kremlin.

Trước hết, 12 quốc gia nêu trên vẫn mua sản phẩm của tổ hợp công nghiệp quân sự Nga bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Myanmar - những nước được coi là quan trọng đối với Điện Kremlin.

Ngoài ra trong báo cáo công khai của mình, công ty Rosoboronexport hiện đang thông báo con số lên tới 55 tỷ đô la trong tổng số đơn đặt hàng xuất khẩu mà ngành công nghiệp quốc phòng Nga có được.

Ngoài ra trong báo cáo công khai của mình, công ty Rosoboronexport hiện đang thông báo con số lên tới 55 tỷ đô la trong tổng số đơn đặt hàng xuất khẩu mà ngành công nghiệp quốc phòng Nga có được.

Đại diện đầu mối xuất nhập khẩu vũ khí Nga nhấn mạnh rằng việc thực hiện thực tế các thương vụ trên chỉ đơn giản là bị "hoãn lại" do cuộc xung đột Ukraine, nhiều hợp đồng chưa bị tuyên bố hủy bỏ.

Đại diện đầu mối xuất nhập khẩu vũ khí Nga nhấn mạnh rằng việc thực hiện thực tế các thương vụ trên chỉ đơn giản là bị "hoãn lại" do cuộc xung đột Ukraine, nhiều hợp đồng chưa bị tuyên bố hủy bỏ.

Mặc dù vậy, họ cũng buộc phải nhìn nhận thực tế là chưa rõ bao giờ Nga có thể trở lại vị trí của cường quốc xuất khẩu vũ khí thứ hai thế giới như trước kia.

Mặc dù vậy, họ cũng buộc phải nhìn nhận thực tế là chưa rõ bao giờ Nga có thể trở lại vị trí của cường quốc xuất khẩu vũ khí thứ hai thế giới như trước kia.

Việt Dũng

Theo Jamestown Foundation

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/xuat-khau-vu-khi-nga-da-giam-toi-14-lan-chi-trong-3-nam-post604136.antd
Zalo