'Vẽ' chân dung Bác Hồ bằng ngôn ngữ văn học

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã ra mắt bộ tiểu thuyết đầy tâm huyết “Nước non vạn dặm” (gồm 5 tập “Nợ nước non”, “Lênh đênh bốn biển”, “Từ Việt Bắc về Hà Nội”, “Đường lên Điện Biên”, “Việt Nam - Hồ Chí Minh” kể về hành trình đi tìm đường cứu nước, khát khao giải phóng dân tộc của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Đặc biệt, ở đó tác giả đã sử dụng ngôn ngữ văn học một cách uyển chuyển, tinh tế để nhân vật hiện lên đầy sống động, thấm chất “đời”, giàu tính nội tâm.

Tập tiểu thuyết này không nhằm tô vẽ hay huyền thoại hóa màđi thẳng vào giá trị cốt lõi là tái hiện hành trình đầu tiên - từ Kim Liên đếnbến cảng Nhà Rồng - nơi tuổi trẻ của Nguyễn Tất Thành hiện lên trong vẻ đẹpchân thực, đầy nội lực và suy tư. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm là conngười bằng xương bằng thịt: Nhiều thao thức, nhiều khát vọng, nhiều câu hỏi lớnvề vận mệnh non sông. Nhưng cũng chính từ đó, lý tưởng cách mạng hình thành, khôngphải qua những bài giảng giáo điều mà từ trải nghiệm sống, từ va đập giữa thựctại và hoài bão.

Là người từng đảm nhận nhiều cương vị quan trọng trong hệ thốngĐảng và Nhà nước, đồng thời là nhà viết kịch giàu trải nghiệm sáng tạo, NguyễnThế Kỷ không chọn cách kể chuyện khô khan. Ông kết hợp chất liệu lịch sử với âmhưởng dân gian để mỗi trang thơ vừa mang tính tự sự, vừa ngân lên như một lànđiệu quê nhà. Từ lời ru của mẹ, tiếng gà trưa Nghệ An đến tiếng sóng Sài Gòn, tấtcả đan quyện để dẫn dắt độc giả vào thế giới nội tâm của người thanh niên đangchuẩn bị bước vào cuộc hành trình không có vé khứ hồi - hành trình đi tìm đườngcứu nước.

“Nước non vạn dặm” không chỉ để đọc mà để cảm, để chiêm nghiệm.Đó là tiếng gọi của thời đại vọng về từ quá khứ, là lời mời gọi mỗi người hômnay soi lại lý tưởng sống của mình giữa muôn vàn thay đổi. Trong không gian đó,hình tượng Bác Hồ hiện lên không chỉ như một vĩ nhân mà còn như một người thânquen, gần gũi - một thanh niên mang tâm thế dân tộc, với niềm tin sắt đá vào mộttương lai tự chủ, công bằng, văn minh.

Tác phẩm cũng cho thấy tâm huyết của người viết khi làm vănchương như một cách phụng sự lịch sử. Việc Nguyễn Thế Kỷ - một người đồng hươngxứ Nghệ, từng là Bí thư Huyện ủy Nam Đàn (Nghệ An) - chọn hình thức tiểu thuyếtđể viết về hành trình cứu nước của Bác Hồ là một lựa chọn đầy chất văn hóa vàtrách nhiệm. Ở đó, không có sự tô hồng hay hô khẩu hiệu, mà có một khát vọnglàm sống dậy tinh thần thời đại: Dấn thân, kiên định, nhân ái và đổi mới.

Viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một thử thách lớn đối vơíbất kỳ người viết nào. Nhưng tác giả không muốn xây dựng một chân dung của BácHồ mang tính huyền thoại hóa mà ông muốn tái hiện hình ảnh của một con ngươìthân quen, gần gũi và đầy sức mạnh nội tâm. Ông tâm sự, khi bắt tay vào viết“Nước non vạn dặm”, ông không chỉ đặt ra câu hỏi về lý tưởng sống của một ngươìthanh niên đi tìm đường cứu nước mà còn muốn tự hỏi chính mình về những giá trịsống trong thời đại của chúng ta. Lịch sử không chỉ là những trang sách khôkhan, mà là bài học sống động, luôn cần được làm mới để chúng ta tiếp tục rútra những bài học cho hôm nay. Vì vậy, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch HồChí Minh, việc đọc lại “Nước non vạn dặm” không chỉ là một hành động tri ân màcòn là lời nhắc tỉnh táo về lý tưởng sống. Trong thời đại đầy biến động hômnay, hành trình ấy vẫn tiếp tục soi sáng con đường phía trước của dân tộc bằngánh sáng từ trái tim, từ trí tuệ, từ tinh thần dấn thân không mỏi mệt của mộtcon người vĩ đại trọn đời cống hiến vì nước, vì dân.

Theo hanoimoi.vn

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/van-hoa/ve-chan-dung-bac-ho-bang-ngon-ngu-van-hoc
Zalo