Vào Hoàng thành Huế chiêm ngưỡng tạo hình rồng độc đáo

Tại Cố đô Huế - Kinh đô triều Nguyễn - hiện còn lưu giữ, truyền đời nhiều hình ảnh, tên gọi, đồ vật quý giá liên quan đến rồng - biểu tượng của bậc đế vương. Đặc biệt, hình tượng rồng có mặt hầu khắp các công trình kiến trúc, điêu khắc Cung đình Huế như cung điện, lăng tẩm, tôn miếu, Cửu đỉnh…

Theo các nghiên cứu, trong nghệ thuật trang trí cung đình Huế, hình tượng rồng chiếm một vị trí chủ đạo trên các công trình kiến trúc, vật dụng hoàng gia, với nhiều kiểu thức trang trí độc đáo, đa dạng bằng những chất liệu khác nhau như gỗ, đồng, pháp lam, khảm, sành sứ…

Theo các nghiên cứu, trong nghệ thuật trang trí cung đình Huế, hình tượng rồng chiếm một vị trí chủ đạo trên các công trình kiến trúc, vật dụng hoàng gia, với nhiều kiểu thức trang trí độc đáo, đa dạng bằng những chất liệu khác nhau như gỗ, đồng, pháp lam, khảm, sành sứ…

Mới đây, điện Kiến Trung - ngôi điện độc đáo bậc nhất Hoàng thành - Đại nội Huế vừa hoàn thành trùng tu và mở cửa đón khách tham quan. Một trong những hình vật, linh vật trang trí, tạo khảm phổ biến tại cung điện này là rồng.

Mới đây, điện Kiến Trung - ngôi điện độc đáo bậc nhất Hoàng thành - Đại nội Huế vừa hoàn thành trùng tu và mở cửa đón khách tham quan. Một trong những hình vật, linh vật trang trí, tạo khảm phổ biến tại cung điện này là rồng.

Ngay khi du khách chuẩn bị đặt chân vào tham quan di tích Đại nội Huế (thuộc Quần thể Di sản Cố đô Huế), từ ngoài Ngọ môn không khó để bắt gặp những hình tượng rồng trang trí độc đáo, tinh xảo ở phần bờ nóc và các kết cấu khác của lầu Ngũ Phụng.

Ngay khi du khách chuẩn bị đặt chân vào tham quan di tích Đại nội Huế (thuộc Quần thể Di sản Cố đô Huế), từ ngoài Ngọ môn không khó để bắt gặp những hình tượng rồng trang trí độc đáo, tinh xảo ở phần bờ nóc và các kết cấu khác của lầu Ngũ Phụng.

Một cụm hình tượng rồng trang trí trên lầu Ngũ Phụng thuộc cổng Ngọ môn - Đại nội Huế.

Một cụm hình tượng rồng trang trí trên lầu Ngũ Phụng thuộc cổng Ngọ môn - Đại nội Huế.

Hình rồng còn được tìm thấy ở các công trình kiến trúc khác nằm trên cầu Trung đạo, lối dẫn vào điện Thái Hòa như cổng nhỏ, cây trụ.

Hình rồng còn được tìm thấy ở các công trình kiến trúc khác nằm trên cầu Trung đạo, lối dẫn vào điện Thái Hòa như cổng nhỏ, cây trụ.

Hình rồng chầu uy nghi trên điện Thái Hòa - công trình mang tính biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn.

Hình rồng chầu uy nghi trên điện Thái Hòa - công trình mang tính biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn.

Hình rồng nhìn từ phía sau trên bờ nóc điện Thái Hòa.

Hình rồng nhìn từ phía sau trên bờ nóc điện Thái Hòa.

Đầu rồng trên ngai vàng bên trong điện Thái Hòa.

Đầu rồng trên ngai vàng bên trong điện Thái Hòa.

Tạo hình rồng trang trí lọng tán phía trên ngai vàng bên trong điện Thái Hòa.

Tạo hình rồng trang trí lọng tán phía trên ngai vàng bên trong điện Thái Hòa.

Tạo hình rồng đắp nổi uốn lượn quanh 8 cột trụ phía gian sau điện Thái Hòa.

Tạo hình rồng đắp nổi uốn lượn quanh 8 cột trụ phía gian sau điện Thái Hòa.

Đôi rồng được tạo tác khác lạ trên một trụ đèn bên trong Đại nội Huế.

Đôi rồng được tạo tác khác lạ trên một trụ đèn bên trong Đại nội Huế.

Đầu rồng đầy uy vũ đắp nổi trên các ô trang trí thuộc một khu trường lang gần nhà Hữu Vu.

Đầu rồng đầy uy vũ đắp nổi trên các ô trang trí thuộc một khu trường lang gần nhà Hữu Vu.

Hình rồng xuất hiện rất phổ biến trên bờ nóc các công trình kiến trúc bên trong Hoàng cung Huế.

Hình rồng xuất hiện rất phổ biến trên bờ nóc các công trình kiến trúc bên trong Hoàng cung Huế.

Một đôi rồng tạo nổi phủ màu thời gian trên một bức bình phong lớn phía sau lưng điện Thái Hòa.

Một đôi rồng tạo nổi phủ màu thời gian trên một bức bình phong lớn phía sau lưng điện Thái Hòa.

Đầu rồng tạo nổi trên một chiếc vại đồng trước điện Kiến Trung.

Đầu rồng tạo nổi trên một chiếc vại đồng trước điện Kiến Trung.

Từ bậc cấp chân điện Kiến Trung là những cặp long mã được tạo tác tinh xảo.

Từ bậc cấp chân điện Kiến Trung là những cặp long mã được tạo tác tinh xảo.

Đầu rồng uy nghi, độc đáo, tinh xảo, nhiều màu sắc được tạo tác bằng sành sứ ở mặt trước điện Kiến Trung.

Đầu rồng uy nghi, độc đáo, tinh xảo, nhiều màu sắc được tạo tác bằng sành sứ ở mặt trước điện Kiến Trung.

Bờ nóc điện Kiến Trung không thể thiếu các đôi rồng uy nghi.

Bờ nóc điện Kiến Trung không thể thiếu các đôi rồng uy nghi.

Hình tượng rồng còn xuất hiện ở mái nhà bát giác phía trước điện Kiến Trung.

Hình tượng rồng còn xuất hiện ở mái nhà bát giác phía trước điện Kiến Trung.

Tạo hình rồng còn được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc các công trình kiến trúc Cung đình Huế, vật dụng hoàng gia như cửa vào Hoàng thành, di tích kiến trúc Quốc Tử giám, Phu Văn lâu, lăng vua, ấn kiếm, trang phục mũ mão… (trong ảnh là hình rồng trên các chiếc kim ấn, ngọc ấn mô phỏng ấn triều Nguyễn hiện được trưng bày bên trong điện Thái Hòa - Đại nội Huế).

Tạo hình rồng còn được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc các công trình kiến trúc Cung đình Huế, vật dụng hoàng gia như cửa vào Hoàng thành, di tích kiến trúc Quốc Tử giám, Phu Văn lâu, lăng vua, ấn kiếm, trang phục mũ mão… (trong ảnh là hình rồng trên các chiếc kim ấn, ngọc ấn mô phỏng ấn triều Nguyễn hiện được trưng bày bên trong điện Thái Hòa - Đại nội Huế).

Ngọc Văn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vao-hoang-thanh-hue-chiem-nguong-tao-hinh-rong-doc-dao-post1611750.tpo
Zalo