Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.

Quy hoạch khoáng sản được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch. Ảnh: Hoàng Anh

Quy hoạch khoáng sản được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch. Ảnh: Hoàng Anh

Theo đó, tại điều 43 về cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, mỗi tổ chức hoặc cá nhân sẽ được cấp tối đa năm giấy phép cho một loại khoáng sản, không tính các giấy phép đã hết hiệu lực. Trường hợp cần cấp trên năm giấy phép cho cùng một tổ chức, cần có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến giấy phép khai thác khoáng sản, điều 56 giới hạn thời hạn tối đa của giấy phép là 30 năm, với tổng thời gian gia hạn không vượt quá 20 năm. Quy định này phù hợp với xu hướng quốc tế và thực tế vòng đời công nghệ khai thác, thường trở nên lạc hậu sau 30 năm.

Luật cũng không quy định cụ thể về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản mà thẩm quyền tuân thủ theo pháp luật về quy hoạch.

Việc thăm dò khoáng sản cũng được quy định chi tiết, theo đó, diện tích thăm dò bauxite của một giấy phép không quá 100km2 và không quá 200km2 đối với khoáng sản ở vùng biển.

Trường hợp thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng theo thỏa thuận trong hiệp định liên Chính phủ, diện tích khu vực thăm dò được thực hiện theo hiệp định.

Về phân nhóm, khoáng sản được phân thành bốn nhóm. Trên cơ sở này, Luật quy định phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương, cải cách thủ tục hành chính phù hợp với từng nhóm khoáng sản.

Thái Bình

Nguồn Nhà Quản Trị: https://theleader.vn/bo-sung-quy-dinh-cap-phep-tham-do-va-khai-thac-khoang-san-d38151.html
Zalo