Trạng nguyên Việt Nam đánh bại đại thần cờ của Trung Hoa, vua Nguyên nể phục phong danh hiệu cao quý

Lịch sử ghi nhận vị trạng nguyên người Việt Nam này không chỉ tài giỏi nức tiếng trong nước mà còn khiến cả Trung Hoa nể phục.

Trong số các trạng nguyên của đất Việt, Mạc Đĩnh Chi có lẽ là nhân vật đặc biệt nhất. Ông không phải là người tài giỏi số 1, nhưng là người để lại dấu ấn rất sâu đậm. Lý do bởi Mạc Đĩnh Chi có ngoại hình rất xấu xí. Chính vì xấu mà dù tài giỏi, thông minh vẫn bị dè bỉu.

Chuyện kể rằng năm 1304, đời vua Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi Cống sĩ lấy 44 người đỗ Thái học sinh. Năm đó Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên. Nhưng khi gặp ông, vua Anh Tông liền chê bai ngoại hình xấu xí.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thấy vậy, Mạc Đĩnh Chi liền làm một bài phú, ví mình với hoa sen, từ đó mà chinh phục được vua Anh Tông. Vua phong luôn Mạc Đĩnh Chi làm Thái học sinh dũng thủ, sung chức Nội thư gia. Bài phú đó có đoạn nổi tiếng:

Há rằng trống rỗng bất tài

Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay

Nếu ta giữ mực thẳng ngay

Mưa sa gió táp xem nay cũng thường

Mạc Đĩnh Chi làm quan dưới 4 đời vua Trần là Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông. Trong thời gian làm quan, ông nổi tiếng với chuyến đi sứ sang Trung Hoa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

20 năm sau khi quân Nguyên bị đánh đuổi khỏi bờ cõi nước ta, Mạc Đĩnh Chi sang nước bạn đi sứ. Nguyên Thành Tổ rất trân quý tài năng của ông, phong là “lưỡng quốc trạng nguyên”.

Năm 1322, Mạc Đĩnh Chi tiếp tục lên đường đi sứ nhà Nguyên lần thứ 2. Lần này, ông có màn đấu cờ với “trạng cờ xứ Hoa”. Trước khi bước vào ván, Mạc Đĩnh Chi còn dõng dạc tuyên bố với đối phương:“Nếu tôi thua thì xin gửi lại ngài cái đầu, còn nếu tôi thắng thì chỉ xin ngài cái bảng treo chữ trạng cờ và bộ quân bằng ngà này”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ván cờ đó kéo dài đến 3 ngày. Sang tối thứ 3, Mạc Đĩnh Chi xin tạm ngừng nghỉ ngơi mai sẽ đánh tiếp. Cả đêm ông suy nghĩ tìm cách thoát thế cờ bí. Cuối cùng sáng hôm sau trạng nguyên của Việt Nam đã đánh bại đối phương với một nước cờ cao tay. “Thần cờ” Trung Hoa lúc đó phải thốt lên:“Đúng là nước cờ thần, xin chịu thua ngài”.

Bộ quân cờ bằng ngà voi và biển “trạng cờ xứ Hoa” sau đó được trao cho Mạc Đĩnh Chi nhưng ông không nhận mà chỉ khuyên đối phương về sau nên cất đi. Ngày nay, gia phả họ Mạc vẫn chép lại câu chuyện này để kể lưu truyền mãi về sau.

Theo Sở hữu trí tuệ

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/trang-nguyen-viet-nam-danh-bai-dai-than-co-cua-trung-hoa-vua-nguyen-ne-phuc-phong-danh-hieu-cao-quy/20250209111242952
Zalo