Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội

Quá trình xây dựng và phát triển, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – công ty cổ phần (Vinafor) luôn xác định mục tiêu xuyên suốt là sản xuất - kinh doanh phải gắn với 'Phát triển lâm nghiệp bền vững là cốt lõi', 'Từ trồng rừng đến sản phẩm' và 'Tăng cường hợp tác quốc tế', nhằm đảm bảo duy trì ổn định sự phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Bên cạnh đó, Vinafor đã tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội.

Vinafor hiện có hơn 50 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, chế biến lâm sản... Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động của toàn Tổng công ty và các hộ dân nhận khoán trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng trên cả nước. Vinafor luôn nhận thức sâu sắc ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, vai trò đối với xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng là vô cùng quan trọng. Những năm qua, việc trồng rừng của Vinafor luôn gắn với đời sống người trồng rừng, góp phần nâng cao thu nhập và thực hiện tốt các chế độ cho người lao động theo quy định.

Đoàn Thanh niên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ ra quân trồng rừng vì một Việt Nam xanh năm 2024 tại xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ; hưởng ứng Lễ khởi động Tháng thanh niên - Phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” do Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương phát động (ngày 23/3/2024).

Đoàn Thanh niên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ ra quân trồng rừng vì một Việt Nam xanh năm 2024 tại xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ; hưởng ứng Lễ khởi động Tháng thanh niên - Phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” do Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương phát động (ngày 23/3/2024).

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Vinafor luôn xác định mục tiêu xuyên suốt là sản xuất - kinh doanh phải gắn với “Phát triển lâm nghiệp bền vững là cốt lõi”, “Từ trồng rừng đến sản phẩm” và “Tăng cường hợp tác quốc tế” nhằm đảm bảo duy trì ổn định sự phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Từ đó, Vinafor đã lấy phát triển lâm nghiệp làm nòng cốt, đổi mới công tác quản trị, sản xuất lâm nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật trong các khâu giống, lâm sinh và chế biến gỗ.

Vinafor xác định rõ, doanh nghiệp muốn thành công thì không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn phải đem lại lợi ích cho cộng đồng, bảo đảm việc làm và ổn định đời sống cho người dân bản địa trên địa bàn, nơi doanh nghiệp hoạt động đặc biệt là người dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa, biên giới…

Những năm vừa qua, Vinafor đã tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội như: Quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, Quỹ vaccine phòng chống COVID-19, Quỹ Phòng chống tội phạm Trung ương…; Tham gia các chương trình xây dựng Ngôi nhà tình nghĩa, trường học, xây dựng các công trình an sinh xã hội khác tại các tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn..., tổ chức các chương trình thăm hỏi tặng quà các thương bệnh binh, người có công, các gia đình chính sách và đặc biệt là hưởng ứng chương trình cả nước chung tay “xóa nhà tam, nhà dột nát” do Chính phủ kêu gọi...

Ông Vũ Văn Hường, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Vinafor cùng lãnh đạo Hội chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn, lãnh đạo xã, nhà tài trợ và đại diện gia đình bà Hoàn kéo dải băng khánh thành nhà Nhân ái tại xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn (ngày 25/11/2024).

Ông Vũ Văn Hường, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Vinafor cùng lãnh đạo Hội chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn, lãnh đạo xã, nhà tài trợ và đại diện gia đình bà Hoàn kéo dải băng khánh thành nhà Nhân ái tại xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn (ngày 25/11/2024).

Tại nhiều địa phương, vai trò, uy tín của Vinafor với cộng đồng và chính quyền địa phương ngày một tăng. Thực tế, về diện tích, năng suất, chất lượng rừng trồng của Tổng công ty, thu nhập của người dân trồng rừng là bằng chứng để người dân trên địa bàn yên tâm, hợp tác trồng rừng và phát triển kinh tế.

Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp từ trồng rừng, chăm sóc rừng và quản lý bảo vệ rừng, Vinafor đã làm chuyển biến, thay đổi tập quán cho người dân từ du canh du cư, đốt nương làm rẫy trước đây, sang trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc mang lại lợi ích cho người dân ổn định cuộc sống cũng như đóng góp cho địa phương là góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, vùng sâu, vùng xa, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, phát triển lâm nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Sau chu kỳ kinh doanh rừng, Vinafor bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ của dân, việc gắn kết các đơn vị lâm nghiệp của Tổng công ty với người dân trên địa bàn. Hiểu rằng bà con chính là “cánh tay nối dài” trong công tác sản xuất kinh doanh, Vinafor đặc biệt coi trọng là nâng cao nhận thức cho người dân về công tác trồng rừng, hướng dẫn họ phát triển nghề rừng.

Hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, Vinafor nhận thức sâu sắc ngoài mục tiêu kinh tế, vai trò xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng vô cùng quan trọng. Việc trồng rừng của Vinafor luôn gắn với đời sống người trồng rừng, góp phần nâng cao đời sống, thực hiện vai trò dẫn dắt người dân trên địa bàn…

Hiếu Quỳnh

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/doanh-nghiep/tong-cong-ty-lam-nghiep-viet-nam-phat-trien-kinh-te-gan-voi-an-sinh-xa-hoi-i754126/
Zalo