Tỉnh đầu tiên nào ở miền Nam được giải phóng trong năm 1975?
Việc lần đầu tiên có một tỉnh ở miền Nam được hoàn toàn giải phóng đã củng cố vững chắc quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
1. Tỉnh đầu tiên nào ở miền Nam được giải phóng trong năm 1975?
Long Khánh
0%
Bình Long
0%
Phước Long
0%
Lâm Đồng
0%
Chính xác
Phước Long là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được hoàn toàn giải phóng trong năm 1975 với 50.000 dân. Đây là một địa bàn rừng núi, tiếp giáp với cực Nam Trung Bộ và vùng giải phóng Lộc Ninh, Bù Đốp, là cửa ngõ, bàn đạp tiến công Sài Gòn từ phía Bắc và là đoạn cuối đường Hồ Chí Minh - nơi tiếp nhận sức người, sức của từ hậu phương lớn đối với chiến trường Nam Bộ.
2. Việc giải phóng tỉnh này nằm trong chiến dịch nào?
Chiến dịch Phước Long
0%
Chiến dịch Đường 9 - Phước Long
0%
Chiến dịch Đường 14 - Phước Long
0%
Chiến dịch Hồ Chí Minh
0%
Chính xác
Bước vào mùa khô 1974 - 1975, quân ta đẩy mạnh hoạt động tạo thế, tạo lực trên các chiến trường của toàn miền Nam. Trước tình hình đó, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, làm bàn đạp tạo thế đe dọa, tiến công hệ thống phòng thủ của quân đội Sài Gòn, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng, mở rộng tuyến hành lang vận chuyển nối thông với Tây Nguyên.
Ngày 13/12/1974, ta nổ súng đánh chiếm đồn bảo an ở km19 trên Đường 14, mở màn cho chiến dịch. Việc giải phóng tỉnh Phước Long cũng nằm trong chiến dịch này.
3. Chiến dịch này chia thành mấy đợt?
1
0%
2
0%
3
0%
4
0%
Chính xác
Chiến dịch Đường 14 - Phước Long diễn ra trong 3 đợt. Đợt 1 từ ngày 13 - 17/12/1974, ta đánh chiếm hàng loạt đồn bốt địch ở km 19 trên Đường 14, tiến công làm chủ chi khu Bù Đăng, vây ép yếu khu Bù Na, truy kích quân địch ở đây rút chạy, quét sạch các vị trí địch trên Đường 14 từ Bù Đăng đến sát Đồng Xoài.
Sau khi ta giành chiến thắng đợt 1, địch không điều quân ứng cứu, chỉ cho máy bay ném bom chiến thuật hoạt động ở mức thấp (2 - 3 lần chiếc/ngày). Nắm bắt thời cơ, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ đạo Bộ Chỉ huy Miền nhanh chóng thực hiện kế hoạch giải phóng Đồng Xoài.
Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Chỉ huy Miền lệnh cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tăng cường lực lượng. Từ ngày 23 - 28/12/1974, quân ta nổ súng tiến công tiêu diệt các mục tiêu, giải phóng Đồng Xoài, đưa lực lượng áp sát Phước Long.
Địch bị mất hai khu vực quan trọng vòng ngoài (Bù Đăng, Đồng Xoài), làm cho Phước Long nằm trong tình thế bị bao vây, cô lập hoàn toàn. Phản ứng của địch vẫn hạn chế, chúng chỉ đưa một tiểu đoàn bộ binh lên tăng cường cho Phước Long.
Nắm bắt thời cơ, theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Miền và Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đồng ý với quyết tâm lập tức giải phóng Phước Long. Từ ngày 31/12/1974 đến 6/1/1975, ta tiến công đánh chiếm các mục tiêu và giải phóng được Phước Long. Toàn chiến dịch, ta tiêu diệt và bắt giữ hơn 4.000 địch.
4. Chiến dịch này kéo dài bao nhiêu ngày?
15
0%
20
0%
25
0%
30
0%
Chính xác
Ngày 6/1/1975, sau 25 ngày chiến đấu, Chiến dịch Đường số 14 - Phước Long kết thúc thắng lợi. Chiến thắng này được đánh giá mang ý nghĩa “một đòn trinh sát chiến lược rất quan trọng”. Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở gần Sài Gòn.
Còn theo Báo Quân đội nhân dân, sự kiện này đánh dấu một bước suy sụp mới của quân đội Sài Gòn, tạo bàn đạp chiến lược quan trọng uy hiếp hệ thống phòng thủ phía Bắc của địch, củng cố quyết tâm của ta trong việc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
5. Động thái của Nguyễn Văn Thiệu ra sao ngay sau khi mất Phước Long?
Xin từ chức
0%
Chấp nhận chịu mất Phước Long
0%
Hô hào sẽ kiên quyết lấy lại Phước Long
0%
Chờ đợi phản ứng và hành động trợ giúp của Mỹ
0%
Chính xác
Sau khi Phước Long giải phóng, từ chỗ hô hào “kiên quyết lấy lại Phước Long”, chính quyền Sài Gòn vẫn chờ đợi phản ứng và hành động trợ giúp của Mỹ. Nguyễn Văn Thiệu chỉ ra lời kêu gọi mọi người phải bình tĩnh và dành 3 ngày cầu nguyện cho Phước Long.
Trước đó, từ ngày 9/10/1974, Nguyễn Văn Thiệu nhận định: Bắc Việt Nam (chỉ Quân Giải phóng) không có khả năng tiến đánh và chiếm giữ các thành phố quan trọng. Đến khi bị đánh bất ngờ và thất bại nặng, chính quyền Sài Gòn hoàn toàn thất vọng khi Đại sứ Martin báo cho biết “Việc yểm trợ bằng máy bay của Mỹ lúc này chưa được phép”.