Thế giới tiễn biệt Giáo hoàng Francis

Ngày 21/4, sau tuyên bố của Tòa thánh Vatican, cả thế giới bàng hoàng trước tin Giáo hoàng Francis đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 88, khép lại 12 năm giữ vai trò lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Công giáo.

Vào ngày 24/4, người dân trên khắp thế giới đã đến viếng và bày tỏ lòng thành kính với Đức Giáo hoàng Francis tại Đền thờ Thánh Peter ở Vatican. Thi hài của ông sẽ được quàn tại đây trong ba ngày để các tín hữu đến tiễn biệt. (Nguồn: Getty)

Vào ngày 24/4, người dân trên khắp thế giới đã đến viếng và bày tỏ lòng thành kính với Đức Giáo hoàng Francis tại Đền thờ Thánh Peter ở Vatican. Thi hài của ông sẽ được quàn tại đây trong ba ngày để các tín hữu đến tiễn biệt. (Nguồn: Getty)

Các nữ tu xếp hàng vào viếng Đức Giáo hoàng. (Nguồn: Getty)

Các nữ tu xếp hàng vào viếng Đức Giáo hoàng. (Nguồn: Getty)

Ngày 22/4, Tổng thống Italy Sergio Mattarella đã đến Casa Santa Marta để bày tỏ sự kính trọng với Đức Giáo hoàng Francis – nơi ông sinh sống trong suốt nhiệm kỳ. Theo Vatican, Đức Giáo hoàng qua đời do đột quỵ, sau đó hôn mê và dẫn đến suy tim không thể hồi phục. (Nguồn: Reuters)

Ngày 22/4, Tổng thống Italy Sergio Mattarella đã đến Casa Santa Marta để bày tỏ sự kính trọng với Đức Giáo hoàng Francis – nơi ông sinh sống trong suốt nhiệm kỳ. Theo Vatican, Đức Giáo hoàng qua đời do đột quỵ, sau đó hôn mê và dẫn đến suy tim không thể hồi phục. (Nguồn: Reuters)

Các tín hữu đến dâng lời cầu nguyện và tiễn biệt. Tờ Guardian dẫn phát biểu của Đức Hồng y Kevin Farrell, Hồng y Nhiếp chính Phủ Giáo hoàng tại Nhà thánh Marta, cho biết: "Toàn bộ cuộc đời ông là sự dâng hiến không ngừng nghỉ cho việc phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh của Người. Ông đã dạy chúng ta sống theo các giá trị của Tin Mừng với lòng trung thành, dũng cảm và tình yêu phổ quát - đặc biệt là đối với những người nghèo khổ và bị gạt ra bên lề xã hội". (Nguồn: AFP)

Các tín hữu đến dâng lời cầu nguyện và tiễn biệt. Tờ Guardian dẫn phát biểu của Đức Hồng y Kevin Farrell, Hồng y Nhiếp chính Phủ Giáo hoàng tại Nhà thánh Marta, cho biết: "Toàn bộ cuộc đời ông là sự dâng hiến không ngừng nghỉ cho việc phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh của Người. Ông đã dạy chúng ta sống theo các giá trị của Tin Mừng với lòng trung thành, dũng cảm và tình yêu phổ quát - đặc biệt là đối với những người nghèo khổ và bị gạt ra bên lề xã hội". (Nguồn: AFP)

Ngày 23/4, người hâm mộ CLB bóng đá Argentina Atletico San Lorenzo de Almagro đã dự Thánh lễ tại nhà thờ Oratorio San Antonio để tưởng niệm Đức Giáo hoàng Francis – người từng là hội viên và cổ động viên trung thành của đội bóng. (Nguồn: Getty)

Ngày 23/4, người hâm mộ CLB bóng đá Argentina Atletico San Lorenzo de Almagro đã dự Thánh lễ tại nhà thờ Oratorio San Antonio để tưởng niệm Đức Giáo hoàng Francis – người từng là hội viên và cổ động viên trung thành của đội bóng. (Nguồn: Getty)

Các tín đồ tranh thủ lưu giữ những khoảng khắc cuối cùng khi đến viếng thi hài Đức Giáo hoàng tại Vương cung Thánh đường Thánh Peter. (Nguồn: CNN)

Các tín đồ tranh thủ lưu giữ những khoảng khắc cuối cùng khi đến viếng thi hài Đức Giáo hoàng tại Vương cung Thánh đường Thánh Peter. (Nguồn: CNN)

Hai bé gái ngồi chờ tại quảng trường Thánh Peter trong lúc gia đình các em xếp hàng vào viếng thi hài Đức Giáo hoàng. (Nguồn: CNN)

Hai bé gái ngồi chờ tại quảng trường Thánh Peter trong lúc gia đình các em xếp hàng vào viếng thi hài Đức Giáo hoàng. (Nguồn: CNN)

Đông đảo người dân đã đến tiễn biệt Đức Giáo hoàng Francis. Sinh năm 1936 tại Buenos Aires (Argentina), tên khai sinh Jorge Mario Bergoglio, ông trở thành vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo vào ngày 13/3/2013. Đức Giáo hoàng Francis là người Mỹ Latinh đầu tiên, vị Giáo hoàng đầu tiên thuộc Dòng Tên và cũng là vị Giáo hoàng không đến từ châu Âu đầu tiên trong hơn một thiên niên kỷ. Ông để lại dấu ấn bởi lối sống khiêm nhường, tinh thần cải cách và cam kết mạnh mẽ với công bằng xã hội, từ biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế đến việc hỗ trợ các cộng đồng yếu thế. (Nguồn: CNN)

Đông đảo người dân đã đến tiễn biệt Đức Giáo hoàng Francis. Sinh năm 1936 tại Buenos Aires (Argentina), tên khai sinh Jorge Mario Bergoglio, ông trở thành vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo vào ngày 13/3/2013. Đức Giáo hoàng Francis là người Mỹ Latinh đầu tiên, vị Giáo hoàng đầu tiên thuộc Dòng Tên và cũng là vị Giáo hoàng không đến từ châu Âu đầu tiên trong hơn một thiên niên kỷ. Ông để lại dấu ấn bởi lối sống khiêm nhường, tinh thần cải cách và cam kết mạnh mẽ với công bằng xã hội, từ biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế đến việc hỗ trợ các cộng đồng yếu thế. (Nguồn: CNN)

Hình ảnh vệ tinh cho thấy những dòng người dài xếp hàng chờ vào Vương cung Thánh đường Thánh Peter. (Nguồn: Maxar Technologies)

Hình ảnh vệ tinh cho thấy những dòng người dài xếp hàng chờ vào Vương cung Thánh đường Thánh Peter. (Nguồn: Maxar Technologies)

Người dân Timor Leste tưởng niệm Đức Giáo hoàng Francis tại quảng trường Tasitolu ở Dili, ngày 22/4. (Nguồn: AFP)

Người dân Timor Leste tưởng niệm Đức Giáo hoàng Francis tại quảng trường Tasitolu ở Dili, ngày 22/4. (Nguồn: AFP)

Các tín đồ cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng trong Thánh lễ tại một nhà thờ ở Bangkok (Thái Lan). (Nguồn: AFP)

Các tín đồ cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng trong Thánh lễ tại một nhà thờ ở Bangkok (Thái Lan). (Nguồn: AFP)

Một người đàn ông đọc tin tức về Đức Giáo hoàng tại nhà riêng ở Nairobi, Kenya. (Nguồn: Getty)

Một người đàn ông đọc tin tức về Đức Giáo hoàng tại nhà riêng ở Nairobi, Kenya. (Nguồn: Getty)

Trước đó, Vatican đã công bố di chúc của Giáo hoàng Francis, trong đó ông bày tỏ mong muốn được yên nghỉ tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Rome, thay vì Đền thờ Thánh Peter như các vị tiền nhiệm. Nhà lãnh đạo tinh thần Giáo hội Công giáo muốn được an táng dưới lòng đất, “không trang trí đặc biệt”, chỉ để lại cho nhân thế một cái tên bằng tiếng Latinh trên bia đá: Franciscus. (Nguồn: CNN)

Trước đó, Vatican đã công bố di chúc của Giáo hoàng Francis, trong đó ông bày tỏ mong muốn được yên nghỉ tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Rome, thay vì Đền thờ Thánh Peter như các vị tiền nhiệm. Nhà lãnh đạo tinh thần Giáo hội Công giáo muốn được an táng dưới lòng đất, “không trang trí đặc biệt”, chỉ để lại cho nhân thế một cái tên bằng tiếng Latinh trên bia đá: Franciscus. (Nguồn: CNN)

Một người phụ nữ cầm bức ảnh của Đức Giáo hoàng sau Thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Guadalupe ở Mexico City. (Nguồn: Reuters)

Một người phụ nữ cầm bức ảnh của Đức Giáo hoàng sau Thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Guadalupe ở Mexico City. (Nguồn: Reuters)

Ngay sau khi tiếng chuông vang lên tại quảng trường Thánh Peter, báo hiệu Giáo hoàng Francis qua đời, Vatican thông báo bắt đầu thời gian để tang trong 9 ngày được gọi là Novendiale và Tòa thánh bước vào thời kỳ được gọi là "sede vacante" – trống ngôi. Thời kỳ trống ngôi sẽ kéo dài cho đến khi Hội đồng Hồng y - cơ quan bao gồm tất cả Hồng y trong Giáo hội Công giáo - tiến hành “mật nghị Hồng y” bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, tổ chức có hơn một tỷ tín đồ trên toàn thế giới. Theo Vatican, Hội đồng Hồng y hiện có 252 Hồng y từ hơn 90 quốc gia, trong số đó chỉ có 138 người được bỏ phiếu trong mật nghị vì các Hồng y trên 80 tuổi không đủ điều kiện bỏ phiếu. Tờ Guardian cho biết, khoảng 110 trong số các Hồng y cử tri này được Giáo hoàng Francis bổ nhiệm trong 10 năm qua, phản ánh tầm nhìn của ông về một Giáo hội cởi mở và bao dung. (Nguồn: AFP)

Ngay sau khi tiếng chuông vang lên tại quảng trường Thánh Peter, báo hiệu Giáo hoàng Francis qua đời, Vatican thông báo bắt đầu thời gian để tang trong 9 ngày được gọi là Novendiale và Tòa thánh bước vào thời kỳ được gọi là "sede vacante" – trống ngôi. Thời kỳ trống ngôi sẽ kéo dài cho đến khi Hội đồng Hồng y - cơ quan bao gồm tất cả Hồng y trong Giáo hội Công giáo - tiến hành “mật nghị Hồng y” bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, tổ chức có hơn một tỷ tín đồ trên toàn thế giới. Theo Vatican, Hội đồng Hồng y hiện có 252 Hồng y từ hơn 90 quốc gia, trong số đó chỉ có 138 người được bỏ phiếu trong mật nghị vì các Hồng y trên 80 tuổi không đủ điều kiện bỏ phiếu. Tờ Guardian cho biết, khoảng 110 trong số các Hồng y cử tri này được Giáo hoàng Francis bổ nhiệm trong 10 năm qua, phản ánh tầm nhìn của ông về một Giáo hội cởi mở và bao dung. (Nguồn: AFP)

(theo CNN)

Ngọc Anh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/the-gioi-tien-biet-giao-hoang-francis-312235.html
Zalo