
Ngày mai (5-5) khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV: Sẽ sửa 2 nội dung của Hiến pháp, xem xét 34 luật...
Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV khai mạc vào sáng mai (5-5) là kỳ họp lịch sử, với khối lượng công việc lập pháp lớn nhất từ trước đến nay…

Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Chiều 4/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, gồm 3 nghị quyết về công tác lập hiến và 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp; 14 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác.

Chỉ định nhân sự Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp
Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định chỉ định nhân sự Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Công bố, trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chiều 26/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì Lễ công bố, trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về việc chỉ định Ủy viên, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Sáng 25/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tiến hành thẩm tra dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND
Tiếp tục Phiên họp thứ 44, chiều 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành Phiên họp.
UBTVQH xem xét trình Quốc hội việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia
Chiều 23/4, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để trình Quốc hội việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; việc quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031, việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Đề xuất đơn giản hóa quy trình, thủ tục hiệp thương để bầu cử Quốc hội sớm
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy, Mặt trận Tổ quốc chỉ nên tập trung vào lần hiệp thương thứ 3 để chốt danh sách chính thức. Theo cách đó, công việc cần triển khai sẽ đơn giản hóa, rút ngắn hơn rất nhiều, phù hợp với lần bầu cử sớm sắp tới và đặc biệt là việc đổi mới tư duy, đơn giản hóa thủ tục.

Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Sáng 18.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã họp phiên mở rộng, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Phân cấp, phân quyền khi còn 2 cấp chính quyền địa phương
Với việc chính quyền địa phương chỉ còn 2 cấp thì thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn theo nguyên tắc 'địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm' đang là vấn đề được đặt ra.
Cử tri 4 huyện phía Nam kiến nghị đại biểu Quốc hội quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường
Ngày 11/4, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc với cử tri các huyện, gồm: Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Lắng nghe, tiếp thu ý kiến cử tri 4 huyện phía Nam Thủ đô
Ngày 11-4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri các huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV. Buổi tiếp xúc được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại huyện Phú Xuyên, kết nối với 3 điểm cầu còn lại.

Cán bộ cấp xã sẽ được tăng cường về số lượng và chất lượng
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy, sau sắp xếp đơn vị hành chính, diện tích, dân số cấp xã sẽ tăng lên. Do vậy, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã sẽ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.

Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Sáng 4/4, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đến viếng và ghi sổ tang nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtay Siphandone tại Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam.

Dự kiến ngày 1/7, kết thúc hoạt động của cấp huyện, chuyển sang mô hình chính quyền 2 cấp
Bộ Nội vụ đang tập trung sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm giải quyết vướng mắc liên quan; phân định thẩm quyền, triển khai các công việc để khi tổ chức hành chính mới đi vào vận hành.

Hoàn thiện pháp luật theo định hướng tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì cuộc họp trao đổi, thảo luận về giải pháp hoàn thiện pháp luật từ kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: Hiệu quả của chủ trương lớn
Tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là chủ trương lớn được Đảng đề ra nhằm tinh gọn tổ chức, bộ máy.

Rà soát, sửa đổi kịp thời văn bản quy phạm pháp luật theo định hướng tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
Ngày 19/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dự kiến cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hà Nội phòng, chống lãng phí nhà, đất công:Nhiệm vụ trọng tâm trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Thành phố Hà Nội đặc biệt coi trọng công tác phòng, chống lãng phí đối với cơ sở nhà, đất công và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Nhiều tỉnh 'to', xã 'lớn' sau hợp nhất: Làm gì để hoạt động hiệu quả?
Theo đề xuất của cấp có thẩm quyền, dự kiến sẽ giảm khoảng 50% số lượng cấp tỉnh, bỏ cấp huyện và giảm khoảng 70% cấp xã. Bên cạnh sửa đổi Hiến pháp, yêu cầu cấp thiết được các chuyên gia đặt ra là phải sửa đổi các quy định của pháp luật để bảo đảm mô hình chính quyền địa phương hai cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả ngay, đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Bỏ cấp huyện, đầu tư mạnh cho cấp xã
Theo các chuyên gia, khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, cần tăng cường đầu tư cho cấp xã

Tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã - Mở rộng không gian để phát triển ổn định
Hiện nước ta có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, tới đây dự kiến sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000. Với việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã như vậy đặt ra nhiều vấn đề liên quan phân cấp, phân quyền, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho cấp xã.

Bỏ cấp huyện, cần gấp nghị quyết của Quốc hội để xử lý những vấn đề cấp bách
Đất đai, an sinh xã hội, giáo dục, y tế… những vấn đề này thuộc thẩm quyền của cấp huyện. Trong luật Đất đai, rất nhiều nội dung phụ thuộc vào cấp huyện, từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cho đến cấp giấy chứng nhận lần đầu.

Quá trình thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp: Không để các hoạt động bị gián đoạn
Tại phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu: không để các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như các dịch vụ công đối với người dân đứt gãy, gián đoạn.

Bộ trưởng Nội vụ: Sáp nhập chỉ còn 2.000 xã, mỗi xã gần như một huyện nhỏ
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin, hiện đang có 10.035 đơn vị cấp xã và sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 xã.

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
Chiều 13/3, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã họp phiên thứ nhất.

Bộ trưởng Nội vụ: Sắp xếp cả nước còn khoảng 2.000 xã, mỗi xã gần như một huyện
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết tại phiên họp chiều 13-3.

Bộ trưởng Nội vụ: Sáp nhập còn khoảng 2.000 xã, mỗi xã gần như một huyện nhỏ
Bộ trưởng Nội vụ cho biết, hiện cả nước có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị. Khi đó, mỗi xã 'gần như là một huyện nhỏ'.
Cần thống nhất thời điểm dừng mô hình chính quyền cấp huyện
Chiều 13/3, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã họp phiên thứ nhất. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Không để các hoạt động chỉ đạo, điều hành bị gián đoạn trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh trong quá trình thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp phải được triển khai một cách chắc chắn, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Theo đó, không để các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như các dịch vụ công đối với người dân đứt gãy, gián đoạn.

Tin nhân sự 12/3: Triển khai quyết định nhân sự của Ban Bí thư
Về tin nhân sự ngày 12/3, Tỉnh ủy Tây Ninh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Công bố quyết định về tổ chức, cán bộ của Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Quốc hội
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tập trung tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động của Ủy ban.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp
Phát biểu tại Lễ công bố các quyết định về tổ chức và cán bộ Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp diễn ra sáng nay, 12.3, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động của Ủy ban; tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, chuyên môn sâu, nhiệt tình cách mạng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ lập pháp và tư pháp và các nhiệm vụ của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức khối Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ của Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp
Sáng 12.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã tham dự Lễ công bố các quyết định về tổ chức và cán bộ của Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố các Quyết định về công tác tổ chức và cán bộ của Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp
Sáng 12/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố và trao các Quyết định về công tác tổ chức và cán bộ của Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp.
Phiên họp thứ nhất, Ban chỉ đạo Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031
Sáng 11/3, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ban Chỉ đạo Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 họp Phiên thứ nhất.

Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi một số điều của Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn giao Thường trực Ủy ban Pháp luật - Tư pháp nghiên cứu sửa một số điều của Hiến pháp về tổ chức bộ máy, để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Sửa Hiến pháp để cải cách bộ máy, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp
Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu thì thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp (gồm cấp tỉnh và cấp xã) sẽ phải sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đầu tiên là Hiến pháp.

Không tổ chức cấp huyện: Bước đi phù hợp với xu thế cải cách bộ máy nhà nước
Việc nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện tại Kết luận số 127-KL/TƯ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một bước đi phù hợp với xu thế cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, nhận được sự đồng tình của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội.

Định hướng bỏ cấp huyện: Quy trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp theo quy định ra sao?
Theo quy định của Hiến pháp, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

'Quyết định táo bạo' phục vụ tinh gọn bộ máy
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, chưa có tiền lệ, trong một thời điểm lịch sử đặc biệt của đất nước.

Xác định rõ phạm vi nội dung được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định về việc phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Quy định này nhằm cụ thể hóa nội dung về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xác định rõ phạm vi những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội và quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội.

Bỏ cấp hành chính huyện, có phải sửa Hiến pháp?
'Nếu có chỉ đạo về việc triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện, chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp...', Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy chia sẻ.