Tác hại của những suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả sức khỏe tinh thần và thể chất, có khả năng dẫn đến các tình trạng đe dọa tính mạng…

1. Suy nghĩ tiêu cực gây hại như thế nào?

Suy nghĩ tiêu cực không chỉ là vấn đề về cảm xúc mà có thể biểu hiện ở nhiều bệnh lý thể chất khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những suy nghĩ tiêu cực mạn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa...

Những cảm xúc tiêu cực dai dẳng cũng có thể làm gián đoạn chức năng tuyến giáp, góp phần gây ra các tình trạng như suy giáp hoặc cường giáp, gây mệt mỏi và thay đổi tâm trạng. Hơn nữa, những suy nghĩ có hại có thể kích thích hệ thống phản ứng căng thẳng của cơ thể, gây nhịp tim nhanh và làm tăng bệnh tim theo thời gian. Những người tiếp xúc với căng thẳng mạn tính tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Suy nghĩ tiêu cực không chỉ là vấn đề về cảm xúc mà có thể biểu hiện ở nhiều bệnh lý thể chất khác nhau.

Suy nghĩ tiêu cực không chỉ là vấn đề về cảm xúc mà có thể biểu hiện ở nhiều bệnh lý thể chất khác nhau.

2. Hiệu ứng 'nocebo'

Hiệu ứng nocebo bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa đen là 'Tôi sẽ làm hại', là những lo ngại tiêu cực về điều trị, dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn và kết quả điều trị tồi tệ hơn.

Ví dụ, nếu bệnh nhân được thông báo rằng một quy trình sẽ gây đau đớn, họ sẽ cảm thấy đau nhiều hơn, so với khi họ nhận được thông tin là có thể kiểm soát được bệnh. Những cá nhân nghĩ nhiều về các tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc có thể dễ gặp phải những tác dụng này hơn.

Theo TS. Josh Axe, bác sĩ chuyên khoa y học tự nhiên và dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ, một trường hợp đáng chú ý minh họa cho khái niệm này là: Một người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, được thông báo rằng anh ta chỉ còn sống được 3-4 tháng và anh ta đã qua đời đúng ba tháng sau đó. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh nhân đã bị chẩn đoán nhầm, tình trạng của anh ta là lành tính. Câu chuyện này làm nổi bật sức mạnh của niềm tin, khi chúng ta tin rằng một người mắc bệnh nan y có thể dẫn đến tử vong, ngay cả khi không mắc bệnh đó.

Hiệu ứng nocebo thường bị bỏ qua trong các cuộc thảo luận về an toàn y tế nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong kết quả điều trị của bệnh nhân. Ví dụ, khi bệnh nhân được thông báo về các tác dụng phụ tiềm ẩn trong quá trình điều trị, khiến họ luôn có cảm giác và có thể gặp phải những tác dụng phụ này, bất kể họ có đang được điều trị tích cực hay không.

Suy nghĩ tích cực có nghĩa là bạn tiếp cận sự khó chịu theo cách tích cực và hiệu quả hơn…

Suy nghĩ tích cực có nghĩa là bạn tiếp cận sự khó chịu theo cách tích cực và hiệu quả hơn…

Ý nghĩa của suy nghĩ tiêu cực và hiệu ứng nocebo vượt ra ngoài những trải nghiệm cá nhân, chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và kết quả sức khỏe tổng thể. Nếu bệnh nhân quy các tác dụng phụ tiêu cực cho các phương pháp điều trị hiệu quả, họ có thể ngừng dùng thuốc cần thiết, làm tổn hại thêm cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy việc giảm thông tin về tác dụng phụ có thể làm giảm hiệu ứng nocebo.

3. Làm thế nào để chống lại những suy nghĩ tiêu cực?

Bất chấp những thách thức do suy nghĩ tiêu cực và hậu quả của nó gây ra, vẫn có những chiến lược mà chúng ta có thể áp dụng để chống lại những kiểu suy nghĩ có hại này:

- Thực hành chánh niệm: Thực hiện các kỹ thuật chánh niệm như thiền hoặc bài tập thở sâu có thể giúp giảm lo lắng và thúc đẩy suy nghĩ tích cực.

- Khẳng định tích cực: Thường xuyên thực hành nói chuyện tích cực với bản thân có thể dần dần chuyển đổi tư duy của một người từ tiêu cực sang tích cực.

- Hoạt động thể chất: Tập thể dục đã được chứng minh là có thể cải thiện tâm trạng và giảm mức độ căng thẳng, góp phần tích cực vào sức khỏe tinh thần.

- Tiếp xúc với những người tích cực: Những người có suy nghĩ tích cực có thể mang lại sự khích lệ và giúp bạn chống lại những suy nghĩ tiêu cực.

Suy nghĩ tích cực không có nghĩa là bạn bỏ qua những tình huống khó chịu trong cuộc sống mà là tiếp cận sự khó chịu theo cách tích cực và hiệu quả hơn, nghĩ về điều tốt nhất sẽ xảy ra thay vì nghĩ về điều tồi tệ nhất.

Bằng cách chủ động thực hiện các chiến lược này, bạn có thể cải thiện cách suy nghĩ, quan điểm và giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe tinh thần và thể chất liên quan đến suy nghĩ tiêu cực.

Bích Ngọc

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tac-hai-cua-nhung-suy-nghi-tieu-cuc-169250126154706801.htm
Zalo