Sự nghiệp của vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử

Với nền tảng kiến thức thần học vững chắc và kinh nghiệm lãnh đạo sâu rộng, Giáo hoàng Leo XIV được kỳ vọng nối tiếp cải cách và ưu tiên người nghèo, người yếu thế từ cố Giáo hoàng Francis.

Robert Prevost sinh năm 1955 tại Chicago, Mỹ, và là con út trong gia đình có ba người con trai. Cha của ngài - một người gốc Pháp và Ý - là hiệu trưởng một trường học, trong khi mẹ ngài - một phụ nữ gốc Tây Ban Nha - là thủ thư một thư viện ở phố Dolton.

Robert Prevost sinh năm 1955 tại Chicago, Mỹ, và là con út trong gia đình có ba người con trai. Cha của ngài - một người gốc Pháp và Ý - là hiệu trưởng một trường học, trong khi mẹ ngài - một phụ nữ gốc Tây Ban Nha - là thủ thư một thư viện ở phố Dolton.

Dù sinh ra tại Chicago, nhưng trong mắt giới chức Vatican, Robert Prevost lại được xem là “ít chất Mỹ” nhất trong số các hồng y đến từ Mỹ.

Dù sinh ra tại Chicago, nhưng trong mắt giới chức Vatican, Robert Prevost lại được xem là “ít chất Mỹ” nhất trong số các hồng y đến từ Mỹ.

Robert Prevost lấy bằng cử nhân toán học tại Đại học Villanova, bang Pennsylvania, sau đó lấy bằng thạc sĩ tại Liên hiệp Thần học Công giáo Chicago. Ngài có thể nói được 5 thứ tiếng trong đó có tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ý, Đức.

Robert Prevost lấy bằng cử nhân toán học tại Đại học Villanova, bang Pennsylvania, sau đó lấy bằng thạc sĩ tại Liên hiệp Thần học Công giáo Chicago. Ngài có thể nói được 5 thứ tiếng trong đó có tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ý, Đức.

Ngài tiếp tục đến Rome để nghiên cứu giáo luật và lấy bằng tiến sĩ luật vào năm 1987 và sau này giảng dạy bộ môn này tại chủng viện ở Trujillo, Peru.

Ngài tiếp tục đến Rome để nghiên cứu giáo luật và lấy bằng tiến sĩ luật vào năm 1987 và sau này giảng dạy bộ môn này tại chủng viện ở Trujillo, Peru.

Robert Prevost là thành viên Dòng Augustine - một dòng tu hiện diện trên khắp thế giới.

Robert Prevost là thành viên Dòng Augustine - một dòng tu hiện diện trên khắp thế giới.

Vào năm 1985, tương lai của Robert Prevost bắt đầu định hình khi chuyển đến Peru và làm việc tại một số phái bộ truyền giáo.

Vào năm 1985, tương lai của Robert Prevost bắt đầu định hình khi chuyển đến Peru và làm việc tại một số phái bộ truyền giáo.

Ba năm sau vào năm 1988, ngài định cư toàn thời gian tại quốc gia Mỹ Latinh này, làm linh mục và giảng viên tại Trujillo

Ba năm sau vào năm 1988, ngài định cư toàn thời gian tại quốc gia Mỹ Latinh này, làm linh mục và giảng viên tại Trujillo

Robert Prevost đến thăm Trường Cao đẳng Villanova vào năm 2000 khi đang giữ chức Bề trên Giám tỉnh của Tỉnh dòng Trung Tây.

Robert Prevost đến thăm Trường Cao đẳng Villanova vào năm 2000 khi đang giữ chức Bề trên Giám tỉnh của Tỉnh dòng Trung Tây.

Trong suốt 10 năm sống tại Mỹ Latin, ngài đã sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ học được từ mẹ để kết nối với các cộng đồng thiểu số, nghèo đói và bị bỏ quên trong khu vực.

Trong suốt 10 năm sống tại Mỹ Latin, ngài đã sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ học được từ mẹ để kết nối với các cộng đồng thiểu số, nghèo đói và bị bỏ quên trong khu vực.

Robert Prevost sau đó trở về Mỹ khi được bầu làm người đứng đầu Tỉnh dòng Augustinian ở Chicago - nơi ngài đã được chọn làm bề trên.

Robert Prevost sau đó trở về Mỹ khi được bầu làm người đứng đầu Tỉnh dòng Augustinian ở Chicago - nơi ngài đã được chọn làm bề trên.

Trong suốt thời gian ở quê nhà, ngài vẫn liên tục trở về Peru để tiếp tục công việc phục vụ của mình tại đó.

Trong suốt thời gian ở quê nhà, ngài vẫn liên tục trở về Peru để tiếp tục công việc phục vụ của mình tại đó.

Linh mục Robert Prevost, khi đó đã là bề trên tổng quyền của Dòng Thánh Augustine, đã đến thăm Philippines vào ngày 31/1/2004 để làm phép tu viện của các tu sĩ Augustine thuộc Giáo xứ Santo Ninõ de Cebu ở Mohon, Talisay, Cebu.

Linh mục Robert Prevost, khi đó đã là bề trên tổng quyền của Dòng Thánh Augustine, đã đến thăm Philippines vào ngày 31/1/2004 để làm phép tu viện của các tu sĩ Augustine thuộc Giáo xứ Santo Ninõ de Cebu ở Mohon, Talisay, Cebu.

Sau đó, từ năm 2014 đến 2023, ngài được bổ nhiệm làm giám mục thành phố Chiclayo - vùng đất nghèo nhất của Peru.

Sau đó, từ năm 2014 đến 2023, ngài được bổ nhiệm làm giám mục thành phố Chiclayo - vùng đất nghèo nhất của Peru.

Với tinh thần hy sinh phục vụ người nghèo tại Peru, ngài được chính phủ treo quyền công dân Peru vào tháng 8/2015.

Với tinh thần hy sinh phục vụ người nghèo tại Peru, ngài được chính phủ treo quyền công dân Peru vào tháng 8/2015.

Ngài từng khẳng định quãng thời gian sống và phục vụ tại Peru là trải nghiệm ảnh hưởng sâu sắc nhất đến con người và sứ mạng của mình.

Ngài từng khẳng định quãng thời gian sống và phục vụ tại Peru là trải nghiệm ảnh hưởng sâu sắc nhất đến con người và sứ mạng của mình.

Ngay từ khi còn trẻ, ngài đã được trao nhiều vai trò lãnh đạo. Robert Prevost được đánh giá là người điềm tĩnh, cân bằng, có chính kiến rõ ràng nhưng không áp đặt, mà luôn thuyết phục một cách mềm mỏng.

Ngay từ khi còn trẻ, ngài đã được trao nhiều vai trò lãnh đạo. Robert Prevost được đánh giá là người điềm tĩnh, cân bằng, có chính kiến rõ ràng nhưng không áp đặt, mà luôn thuyết phục một cách mềm mỏng.

Ngài được bầu là Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về châu Mỹ Latinh - một vai trò chiến lược trong mối quan hệ giữa Vatican và khu vực này.

Ngài được bầu là Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về châu Mỹ Latinh - một vai trò chiến lược trong mối quan hệ giữa Vatican và khu vực này.

Cố Giáo hoàng Francis “đánh giá cao” Robert Prevost, coi ngài là một nhà lãnh đạo có năng lực.

Cố Giáo hoàng Francis “đánh giá cao” Robert Prevost, coi ngài là một nhà lãnh đạo có năng lực.

Tân Giáo hoàng Leo XIV cũng được cho là có nhiều điểm tương đồng với người tiền nhiệm Francis trong định hướng cải cách Giáo hội, thúc đẩy một mô hình Giáo hội toàn cầu bao trùm và gần gũi hơn.

Tân Giáo hoàng Leo XIV cũng được cho là có nhiều điểm tương đồng với người tiền nhiệm Francis trong định hướng cải cách Giáo hội, thúc đẩy một mô hình Giáo hội toàn cầu bao trùm và gần gũi hơn.

Ngài cũng ủng hộ quan điểm của cố Giáo hoàng Francis về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và làm cho nhà thờ trở nên toàn diện hơn.

Ngài cũng ủng hộ quan điểm của cố Giáo hoàng Francis về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và làm cho nhà thờ trở nên toàn diện hơn.

Dù vậy, giới quan sát kỳ vọng rằng Giáo hoàng Leo XIV sẽ có cách tiếp cận độc lập, cân bằng giữa tính cấp tiến trong các vấn đề xã hội như di cư, nghèo đói và sự ôn hòa trong các vấn đề luân lý thuộc tín lý Công giáo.

Dù vậy, giới quan sát kỳ vọng rằng Giáo hoàng Leo XIV sẽ có cách tiếp cận độc lập, cân bằng giữa tính cấp tiến trong các vấn đề xã hội như di cư, nghèo đói và sự ôn hòa trong các vấn đề luân lý thuộc tín lý Công giáo.

Trước khi được bầu làm Giáo hoàng, ngài giữ chức Tổng trưởng Bộ Giám mục - cơ quan quyền lực của Vatican phụ trách việc bổ nhiệm và giám sát các giám mục trên toàn cầu.

Trước khi được bầu làm Giáo hoàng, ngài giữ chức Tổng trưởng Bộ Giám mục - cơ quan quyền lực của Vatican phụ trách việc bổ nhiệm và giám sát các giám mục trên toàn cầu.

Giống như cố Giáo hoàng Francis, Giáo hoàng Leo XIV thể hiện cam kết với người nghèo, người di cư và trong cách hành xử gần gũi.

Giống như cố Giáo hoàng Francis, Giáo hoàng Leo XIV thể hiện cam kết với người nghèo, người di cư và trong cách hành xử gần gũi.

Năm 2024, Ngài từng nói với trang tin chính thức của Tòa thánh Vatican rằng “một giám mục không nên là tiểu vương chỉ biết ngồi trong vương quốc của mình”.

Năm 2024, Ngài từng nói với trang tin chính thức của Tòa thánh Vatican rằng “một giám mục không nên là tiểu vương chỉ biết ngồi trong vương quốc của mình”.

Việt Hùng

Theo AFP, Reuters, Vatican News, Fox News

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/su-nghiep-cua-vi-giao-hoang-nguoi-my-dau-tien-trong-lich-su-post611319.antd
Zalo