Sự bình dị trong một con người vĩ đại
Trong chuyến thăm Indonesia đầu năm 1959 của Bác Hồ, phía bạn dành phòng đại lễ để Người gặp gỡ kiều bào ta ở đây.
Cứ ngỡsẽ có ít kiều bào đến dự cuộc gặp này, không ngờ, nghe tin Bác thăm Indo, Việtkiều đến mỗi lúc một đông. Phòng đại lễ lúc này trở nên chật chội. Bác ra dâúchỉ tay về phía ngoài sân của khu nhà, mọi người cùng đi theo Bác. Vị Chủ tịchnước ngồi bệt xuống cỏ và nói chuyện với kiều bào trước sự ngỡ ngàng của quankhách nước bạn hôm đó.
Sự kiện này được ông M.Đa-giô- một nhà thơ nổi tiếng củaIndonesia bấy giờ đưa vào thơ của mình qua bài thơ: “Vẻ đẹp bên trong của viên ngọc”, trong đó có hai câu thơ phản ánhđúng phong cách Hồ Chí Minh: “Người khôngthích ngồi ghế danh dự, suy tôn/ Ngồi vào đó, với Người, không có nghĩa”.Bác Hồ là thế, luôn luôn lấp lánh trong mỗi cử chỉ, mỗi việc làm hàng ngày nhưvậy. Sự giản dị là một phần không thể thiếu trong con người Bác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu.
Trong khuôn viên di tích Phủ Chủ tịch hiện nay có ngôi nhàsàn- nơi Bác Hồ sống và làm việc những năm cuối đời. Nguyên thủ các quốc gia môĩlần đến Việt Nam và ghé thăm ngôi nhà sàn này, họ đều ngạc nhiên trước những hiệnvật mà Bác Hồ sử dụng hàng ngày. Từ chiếc giường đơn sơ, chiếc mũ cối, đôi dép caosu, chiếc quạt nan cho đến những phương tiện để Người làm việc như chiếc điệnthoại bàn, chiếc máy đánh chữ, chiếc đài cũ kỹ… tất cả đều hiện lên sự giản dịđến mức tối giản của một vị Chủ tịch nước.
Thời kháng chiến chống Pháp, sống giữa núi rừng Việt Bắc, điêùkiện ăn ở, sinh hoạt thời chiến rất khó khăn thiếu thốn, Bác Hồ giản dị đã đànhnhưng khi đã hòa bình, khi đã có điều kiện, Bác vẫn thế, luôn luôn giản dị tưằn uống cho đến sinh hoạt hàng ngày. Đây là điều vô cùng đặc biệt của một vịnguyên thủ quốc gia, chỉ có ở Việt Nam.
Không chỉ bình dị trong sinh hoạt hàng ngày, Bác Hồ còn bìnhdị ngay trong những lần tiếp khách quốc tế. Nhưng bên trong bộ quần áo giản dị âýlà vẻ đẹp của một nhân cách vĩ đại, chỉ có ở Hồ Chí Minh. Các nhà báo phỏng vấnBác bằng tiếng Pháp thì Bác trả lời họ bằng tiếng Pháp; các sĩ quan người Mỹthuộc phe Đồng minh nhảy dù xuống Tân Trào, Việt Bắc tháng 7/1945 hỏi chuyện bằngtiếng Anh thì Bác cũng nói chuyện với họ bằng tiếng Anh, nhưng lại là thứ tiếngAnh thuần thục như người bản xứ khiến cho số sĩ quan người Mỹ này vô cùng thánphục.
Sự giản dị của Báccòn thể hiện trong những lần tiếp xúc với người dân. Nhớ cái Tết độc lập đâùtiên sau ngày thành lập nước 1945, Bác đề nghị các đồng chí phục vụ đưa Bác đithăm một gia đình nghèo ở Hà Nội nhưng không được báo trước. Gia đình được Bácghé thăm là một chị gánh nước thuê. Giao thừa rồi mà chị ấy vẫn còn đi gánh nướcthuê để kiếm tiền mua gạo. Sự xuất hiện của Bác ngay trong thời khắc giao thưàkhiến chị gánh nước thuê vô cùng cảm kích. Bác nói: “Phải đi thăm “bất ngờ” nhưvậy mới thấy được cái nghèo, cái khổ của người dân”.