Pháo đài Đồng Đăng mãi hiên ngang nơi địa đầu Tổ quốc

Cách đây 46 năm (ngày 17-2-1979), trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tại pháo đài Đồng Đăng (ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đã diễn ra những trận đánh vô cùng ác liệt của quân dân ta, để bảo vệ biên cương Tổ quốc và bà con địa phương.

Đại tá Triệu Quang Điện trao đổi với phóng viên Báo SGGP về những ngày chiến đấu tại pháo đài Đồng Đăng

Pháo đài Đồng Đăng thuộc điểm cao 339 (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn), được thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1936 - 1940, nhằm phòng thủ biên giới phía Bắc, án ngữ các tuyến Quốc lộ 1A, 1B, 4A qua khu vực Đồng Đăng, huyện Cao Lộc.

 Di tích Quốc gia pháo đài Đồng Đăng - nơi từng chứng kiến cuộc chiến đấu kiên cường của quân dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc vào tháng 2-1979

Di tích Quốc gia pháo đài Đồng Đăng - nơi từng chứng kiến cuộc chiến đấu kiên cường của quân dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc vào tháng 2-1979

 Phóng viên Báo SGGP trò chuyện với Đại tá Triệu Quang Điện (nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Lạng Sơn), một trong những chiến sĩ tham gia chiến đấu tại pháo đài Đồng Đăng tháng 2-1979

Phóng viên Báo SGGP trò chuyện với Đại tá Triệu Quang Điện (nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Lạng Sơn), một trong những chiến sĩ tham gia chiến đấu tại pháo đài Đồng Đăng tháng 2-1979

Với vị trí trọng yếu, từ pháo đài Đồng Đăng có thể bao quát toàn bộ thị trấn Đồng Đăng và cả một vùng quanh khu vực biên giới, cùng các tuyến quốc lộ huyết mạch.

Vì vậy, ngày 17-2-1979, tại pháo đài Đồng Đăng đã diễn ra những trận đánh vô cùng ác liệt của quân dân ta đối với quân địch, để bảo vệ biên cương Tổ quốc và bà con nhân dân địa phương.

 Nhiều hạng mục ở pháo đài Đồng Đăng bị đổ nát, hư hỏng do chiến tranh

Nhiều hạng mục ở pháo đài Đồng Đăng bị đổ nát, hư hỏng do chiến tranh

 Dấu tích của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tại pháo đài Đồng Đăng vẫn còn tới ngày nay

Dấu tích của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tại pháo đài Đồng Đăng vẫn còn tới ngày nay

 Bên trong pháo đài Đồng Đăng

Bên trong pháo đài Đồng Đăng

Trong cuộc chiến đó, pháo đài đã bị địch dùng bộc phá đánh sập các lối vào; đổ xăng xuống các tầng hầm để phóng hỏa…

Nơi đây có hàng trăm chiến sĩ bộ đội, công an, người dân hy sinh trong thời điểm đó.

 Đại tá Triệu Quang Điện tại một đường hầm bên trong pháo đài Đồng Đăng

Đại tá Triệu Quang Điện tại một đường hầm bên trong pháo đài Đồng Đăng

 Một cửa thông khí tại pháo đài Đồng Đăng bị địch dùng mìn đánh sập

Một cửa thông khí tại pháo đài Đồng Đăng bị địch dùng mìn đánh sập

 Đại tá Triệu Quang Điện và phóng viên Báo SGGP bên một hố mìn tại pháo đài Đồng Đăng

Đại tá Triệu Quang Điện và phóng viên Báo SGGP bên một hố mìn tại pháo đài Đồng Đăng

 Dấu tích của cuộc chiến đấu khốc liệt tại pháo đài Đồng Đăng

Dấu tích của cuộc chiến đấu khốc liệt tại pháo đài Đồng Đăng

 Cựu chiến binh Nguyễn Văn Bình và Đại tá Triệu Quang Điện trò chuyện về những năm tháng chiến đấu tại pháo đài Đồng Đăng

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Bình và Đại tá Triệu Quang Điện trò chuyện về những năm tháng chiến đấu tại pháo đài Đồng Đăng

 Từ pháo đài Đồng Đăng có thể dễ dàng quan sát được ga Đồng Đăng

Từ pháo đài Đồng Đăng có thể dễ dàng quan sát được ga Đồng Đăng

46 năm sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17-2-1979 - 17-2-2025), pháo đài Đồng Đăng vừa được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia.

Dù không còn nguyên vẹn, nhưng pháo đài Đồng Đăng vẫn hiên ngang đứng đó; mãi mãi tượng trưng cho tinh thần bất khuất, anh hùng của quân dân xứ Lạng trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc vào tháng 2-1979.

TRẦN LƯU - QUỐC KHÁNH

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/phao-dai-dong-dang-mai-hien-ngang-noi-dia-dau-to-quoc-post782199.html
Zalo