Những vụ ngộ độc bánh mì có vi khuẩn Salmonella khiến hàng trăm người nhập viện

Vi khuẩn Salmonella có trong một số thực phẩm liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm sau ăn bánh mì tại tiệm bánh mì - xôi gà ở TP Vũng Tàu có thể gây nhiễm trùng nặng và nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em hoặc người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch kém.

Mẫu thử bánh mì Cô Ba khiến 379 người nhập viện, 1 ca tử vong nhiễm nhiều vi khuẩn, trong đó có Salmonella

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm sau săn bánh mì mua tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình (TP Vũng Tàu) như Sức khỏe và Đời sống đã thông tin trước đó, tại thông báo số 450/TB-ATTP ngày 30/11/2024 về kết quả thử nghiệm mẫu thịt heo, pate heo, chả lụa, rau sống ăn kèm, nước sốt thịt của tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình (phường 7, TP.Vũng Tàu) của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết luận: Chất lượng mẫu kết quả xét nghiệm được lấy mẫu từ tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình vào ngày 26/11 đều không đạt theo quy chuẩn kỹ quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.

Cụ thể, các mẫu thịt heo và chả lụa có Escheriachia coli và Salmonella, pate heo có Salmonella, nước sốt thịt heo có Salmonella. Riêng trong rau sống ăn kèm (hành lá, ngò rí), có Escheriachia coli và Salmonella và vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus).

Tính đến 16h ngày 30/11, hệ thống giám sát của ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận 379 bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm Y tế Vietsovpetro do ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba

Tính đến 16h ngày 30/11, hệ thống giám sát của ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận 379 bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm Y tế Vietsovpetro do ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba

Trước đó, ngày 27/11 đã xảy ra hàng loạt người dân tại TP. Vũng Tàu phải nhập viện với các triệu trứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, chóng mặt sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình. Ngay sau khi xảy ra sự vụ, ngành chức năng đã kiểm tra, lấy mẫu thực phẩm tại tiệm bánh này đem đi xét nghiệm.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở bán bánh mì chưa xuất trình được các loại giấy tờ cần thiết, cũng như giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm đầu vào.

Tiệm bánh mì này lấy thực phẩm đầu vào từ bốn cơ sở sản xuất bánh mì, và hai cơ sở bán thịt heo, sản xuất giò chả.

Tính đến 16h ngày 30/11, hệ thống giám sát của ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận tổng số bệnh nhân đến nhập viện điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm Y tế Vietsovpetro là 379 người do ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, trong đó có 1 trường hợp đã tử vong.

Về phía Bộ Y tế, các đơn vị chức năng của Bộ như Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị điều tra xác định rõ nguyên nhân, truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc...

Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở nghi ngờ gây ngộ độc, điều tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của cơ sở, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế tỉnh này đề nghị tiếp tục tập trung, huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bệnh. Theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng và có nguy cơ tăng nặng, sẵn sàng hội chẩn liên viện khi cần thiết đồng thời quan tâm chăm sóc sức khỏe, động viên người bệnh và gia đình.

Các thực phẩm có thể bị nhiễm Salmonella

Trên thực tế thời gian qua tại một số địa phương trên cả nước đã ghi nhận tình trạng ngộ độc thực phẩm sau ăn bánh mì như ở Đồng Tháp vào đầu tháng 8/2024 khiến 149 người nhập viện, với các triệu chứng điển hình như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Các trường hợp này đều ăn bánh mì thịt do Cơ sở sản xuất bánh mì - Hồng Ngọc 12 cung cấp.

Kết quả điều tra của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp sau đó xác định pate gan do cơ sở này sản xuất có vi khuẩn Salmonella.

Trước đó, hồi đầu tháng 5/2024 vụ ngộ độc sau ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng ở Long Khánh - Đồng Nai khiến 568 ca nhập viện thăm khám, điều trị ngộ độc thực phẩm. Kết quả xét nghiệm các mẫu phẩm vụ ngộ độc cho thấy có nhiễm vi khuẩn Salmonella và E.coli.

Trước đó, nhiều người sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì nổi tiếng ở Hội An - bánh mì Phượng cũng đã bị ngộ độc, phải nhập viện, một trong những 'thủ phạm' là thịt heo xíu mại phát hiện Salmonella.

Theo các chuyên gia y tế, Salmonella là một loại vi khuẩn có thể phát triển trong thực phẩm và nếu tiêu thụ chúng, nó có thể khiến người bệnh mắc một chứng bệnh gọi là salmonellosis.

Vi khuẩn Salmonella có thể gây nhiễm trùng nặng và nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em hoặc người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch kém.

Các thực phẩm có thể bị nhiễm Salmonella gồm: Thịt gà, thịt lợn, sữa tươi, trứng, rau các loại, sò, hến, trai và gia vị...

Các thực phẩm có thể bị nhiễm Salmonella gồm: Thịt gà, thịt lợn, sữa tươi, trứng, rau các loại, sò, hến, trai và gia vị...

Các thực phẩm có thể bị nhiễm Salmonella bao gồm: Thịt gà, thịt lợn, sữa tươi, trứng, rau các loại, sò, hến, trai và gia vị. Đặc biệt khi thực phẩm bị nhiễm Salmonella, protein của thực phẩm không bị phân giải, tính chất lý hóa của thực phẩm không bị thay đổi mặc dù vi khuẩn phát triển rất nghiêm trọng nhưng trạng thái cảm quan không thay đổi gì rõ rệt.

Vi khuẩn Salmonella đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, vượt qua môi trường axit của dạ dày, đến ruột non, bám vào niêm mạc ruột qua các protein bám dính. Sau đó xâm nhập vào tế bào niêm mạc ruột, gây tổn thương tế bào và phản ứng viêm.

Nếu bị nhiễm Salmonella, dấu hiệu khởi phát gồm sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa… Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài 4-7 ngày. Nếu không bù điện giải và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng.

Thái Bình

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-vu-ngo-doc-banh-mi-co-vi-khuan-salmonella-khien-hang-tram-nguoi-nhap-vien-169241201003842413.htm
Zalo