Người dân Hà Nội nườm nượp đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh

Nhiều người dân Hà Nội tranh thủ những ngày cuối tuần, cùng gia đình đi tảo mộ trong dịp Tết Thanh minh.

 Theo ghi nhận trong hai ngày nghỉ cuối tuần, nhiều người dân Hà Nội đã mang đồ lễ, vượt quãng đường hàng chục km tới Công viên nghĩa trang tâm linh Lạc Hồng Viên (tỉnh Hòa Bình) để viếng mộ ông bà tổ tiên trong dịp Tết Thanh minh.

Theo ghi nhận trong hai ngày nghỉ cuối tuần, nhiều người dân Hà Nội đã mang đồ lễ, vượt quãng đường hàng chục km tới Công viên nghĩa trang tâm linh Lạc Hồng Viên (tỉnh Hòa Bình) để viếng mộ ông bà tổ tiên trong dịp Tết Thanh minh.

 Theo quan niệm của người xưa, Thanh minh là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết xuân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh minh.

Theo quan niệm của người xưa, Thanh minh là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết xuân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh minh.

 Năm nay, tiết Thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh. Tiết Thanh minh năm 2024 bắt đầu từ ngày 4-4 dương lịch đến hết ngày 19-4 dương lịch.

Năm nay, tiết Thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh. Tiết Thanh minh năm 2024 bắt đầu từ ngày 4-4 dương lịch đến hết ngày 19-4 dương lịch.

 Chính vì vậy, nhiều gia đình đã sắp xếp thời gian vào ngày cuối tuần để cùng sum vầy, sau đó đi tảo mộ người thân dịp này.

Chính vì vậy, nhiều gia đình đã sắp xếp thời gian vào ngày cuối tuần để cùng sum vầy, sau đó đi tảo mộ người thân dịp này.

 Bà Nguyễn Thị Huyên (76 tuổi, Hà Nội) cho biết đã cùng gia đình tới nghĩa trang Lạc Hồng Viên từ sáng sớm. Theo bà Huyên, dịp Tết Thanh minh cũng là dịp để giáo dục con cháu tưởng nhớ đến người thân, những người đã khuất, đạo lý uống nước, nhớ nguồn.

Bà Nguyễn Thị Huyên (76 tuổi, Hà Nội) cho biết đã cùng gia đình tới nghĩa trang Lạc Hồng Viên từ sáng sớm. Theo bà Huyên, dịp Tết Thanh minh cũng là dịp để giáo dục con cháu tưởng nhớ đến người thân, những người đã khuất, đạo lý uống nước, nhớ nguồn.

 Tết Thanh minh từ lâu đã trở thành ngày tết thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Vì thế, những ngày này nhiều người dù ở xa xôi, bận nhiều công việc cũng luôn cố gắng về tảo mộ để thắp nén hương thành kính dâng lên ông bà, tổ tiên.

Tết Thanh minh từ lâu đã trở thành ngày tết thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Vì thế, những ngày này nhiều người dù ở xa xôi, bận nhiều công việc cũng luôn cố gắng về tảo mộ để thắp nén hương thành kính dâng lên ông bà, tổ tiên.

 Tết Thanh minh là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của người Việt, ngày Tết Thanh minh gắn với nghi lễ tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất.

Tết Thanh minh là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của người Việt, ngày Tết Thanh minh gắn với nghi lễ tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất.

 Một người phụ nữ đọc từng trang nhật ký bên mộ người thân. Chị đem theo một bó hoa loa kèn - loài hoa biểu tượng của tháng tư để làm đẹp cho phần mộ.

Một người phụ nữ đọc từng trang nhật ký bên mộ người thân. Chị đem theo một bó hoa loa kèn - loài hoa biểu tượng của tháng tư để làm đẹp cho phần mộ.

 Theo Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, Phó ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, trong xã hội hiện đại ngày nay, việc giáo dục truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc và nét đẹp văn hóa của dân tộc cho thế hệ trẻ là việc rất cần thiết. Chỉ có như vậy các giá trị tốt đẹp mới không bị mai một và sẽ trường tồn mãi mãi.

Theo Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, Phó ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, trong xã hội hiện đại ngày nay, việc giáo dục truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc và nét đẹp văn hóa của dân tộc cho thế hệ trẻ là việc rất cần thiết. Chỉ có như vậy các giá trị tốt đẹp mới không bị mai một và sẽ trường tồn mãi mãi.

PHI HÙNG

Nguồn PLO: https://plo.vn/nguoi-dan-ha-noi-nuom-nuop-di-tao-mo-dip-tet-thanh-minh-post784305.html
Zalo