Nghề đan lú, làm rập cua 'vào mùa'
Những tháng đầu năm, khi mùa thu hoạch tôm, cua rộn ràng khắp các khu vực ven biển Kiên Giang cũng là lúc nghề đan lú, làm rập cua vào mùa nhộn nhịp nhất trong năm.
Vào mùa thu hoạch tôm, cua, dọc tuyến kênh Chống Mỹ, từ ấp Bào Láng, xã Nam Thái đến xã Nam Thái A, huyện An Biên (Kiên Giang), từng nhóm người ngồi bên hiên nhà, thoăn thoắt đôi tay chặt tre, cắt lưới, đan lưới, nắn khung..., hòa cùng tiếng cười nói rôm rả, tạo nên một nhịp sống vừa tất bật vừa yên bình.

Nhân viên cơ sở sản xuất rập cua Trung Kiên, ấp Sáu Biển, xã Nam Thái kéo dây kẽm từ cuộn để đưa vào máy uốn. Đây là khâu đầu tiên trong quy trình làm khung rập.

Người dân xã Nam Thái, huyện An Biên cẩn thận cắt lưới, chuẩn bị ráp vào khung rập cua.

Tỉ mỉ đan lưới vào khung rập cua.

Nhân công được trả 3.000 đồng/rập. Nhiều gia đình có thể kiếm thêm thu nhập từ 2-6 triệu đồng/tháng từ việc làm này.

Những chiếc rập cua sau khi hoàn thiện được gắn móc ở các góc để chắc chắn hơn.

Hàng ngàn rập cua thành phẩm xếp đầy kho tại cơ sở sản xuất rập cua Trung Kiên, chuẩn bị giao cho khách hàng.

Không chỉ làm rập cua, nhiều hộ còn làm lú, một loại ngư cụ phổ biến, kết cấu dài như chiếc phễu dùng để bắt tôm, cá.

Anh Nguyễn Văn Mến, ngụ xã Nam Thái, cắt tre để làm giá đỡ miệng lú, giúp cố định khi cắm xuống nước.

Chị Lê Minh Thư (bên phải), ngụ ấp Tây Sơn 2, xã Đông Yên kiếm được 200.000 đồng/ngày từ việc đan lưới.

Người thợ khéo léo đan dây vào lưới để tạo miệng lú - một bộ phận then chốt quyết định hiệu quả đánh bắt.

Những chiếc lú, rập cua được chất đầy xe tải, chuẩn bị giao đến các địa phương như TP. Hà Tiên (Kiên Giang), tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu...