Ngắm bộ sưu tập cổ vật tinh xảo tiêu biểu cho văn hóa Champa

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phối hợp lựa chọn hơn 60 hiện vật tiêu biểu, niên đại thế kỷ 17-18 để giới thiệu tới công chúng, trong đó hầu hết các hiện vật lần đầu tiên được đưa ra trưng bày.

 Ngày 28/8, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, các đại biểu đã thực hiện nghi thức công bố tượng đồng Nữ thần Durga. Đây là hiện vật tiêu biểu cho văn hóa Champa, mới được hồi hương sau khi bị buôn bán trái phép ra nước ngoài. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Ngày 28/8, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, các đại biểu đã thực hiện nghi thức công bố tượng đồng Nữ thần Durga. Đây là hiện vật tiêu biểu cho văn hóa Champa, mới được hồi hương sau khi bị buôn bán trái phép ra nước ngoài. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 Các nhà nghiên cứu đã xác định: Đây là tượng Nữ thần Durga 4 tay, có thể khối lớn (cao toàn bộ 191cm, trong đó, tượng cao 157cm, nặng 101kg), niên đại vào thế kỷ VII với hiện trạng còn tương đối nguyên vẹn. Tượng có nguồn gốc Việt Nam, thuộc phong cách nghệ thuật văn hóa Champa. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Các nhà nghiên cứu đã xác định: Đây là tượng Nữ thần Durga 4 tay, có thể khối lớn (cao toàn bộ 191cm, trong đó, tượng cao 157cm, nặng 101kg), niên đại vào thế kỷ VII với hiện trạng còn tương đối nguyên vẹn. Tượng có nguồn gốc Việt Nam, thuộc phong cách nghệ thuật văn hóa Champa. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Bức tượng được trưng bày trong khuôn khổ triển lãm “Báu vật Champa-Dấu ấn thời gian” do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức. Champa là quốc gia cổ đại từng tồn tại từ năm 192 đến năm 1832 ở khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay. Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java cùng với những sáng tạo riêng đã tạo nên những đỉnh cao nghệ thuật. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Bức tượng được trưng bày trong khuôn khổ triển lãm “Báu vật Champa-Dấu ấn thời gian” do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức. Champa là quốc gia cổ đại từng tồn tại từ năm 192 đến năm 1832 ở khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay. Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java cùng với những sáng tạo riêng đã tạo nên những đỉnh cao nghệ thuật. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Triển lãm giới thiệu các hình tượng tôn giáo và bộ sưu tập đồ trang sức mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Triển lãm giới thiệu các hình tượng tôn giáo và bộ sưu tập đồ trang sức mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Tượng thần Shiva và thần voi Ganesha. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Tượng thần Shiva và thần voi Ganesha. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Bịt tóc trang trí hình thần Brahma, họa tiết dây móc và hoa, bằng chất liệu vàng bạc và đá quý. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Bịt tóc trang trí hình thần Brahma, họa tiết dây móc và hoa, bằng chất liệu vàng bạc và đá quý. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Đôi khuyên tai trang trí hình bò thần Nandin bằng bạc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Đôi khuyên tai trang trí hình bò thần Nandin bằng bạc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Triển lãm giúp công chúng hiểu rõ hơn về văn hóa Champa giai đoạn thế kỷ 17-18. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Triển lãm giúp công chúng hiểu rõ hơn về văn hóa Champa giai đoạn thế kỷ 17-18. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Bộ sưu tập khuyên tai tinh xảo bằng vàng và đá quý. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Bộ sưu tập khuyên tai tinh xảo bằng vàng và đá quý. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Trong truyền thuyết, tượng bò thần Nandin, linh vật thần Shiva thường cưỡi, là “Mẹ của quá khứ và tương lai” cung cấp sữa nuôi sống con người và giúp trị bách bệnh. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Trong truyền thuyết, tượng bò thần Nandin, linh vật thần Shiva thường cưỡi, là “Mẹ của quá khứ và tương lai” cung cấp sữa nuôi sống con người và giúp trị bách bệnh. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Mũ trang trí hình thần Shiva, niên đại thế kỷ 17-18. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Mũ trang trí hình thần Shiva, niên đại thế kỷ 17-18. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Đài thờ sinh thực khí Linga-Yoni bằng chất liệu vàng và bạc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Đài thờ sinh thực khí Linga-Yoni bằng chất liệu vàng và bạc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Đây là dịp hiếm hoi công chúng được chiêm ngưỡng tượng Nữ thần Durga và bộ sưu tập hiện vật văn hóa Champa. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Đây là dịp hiếm hoi công chúng được chiêm ngưỡng tượng Nữ thần Durga và bộ sưu tập hiện vật văn hóa Champa. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Hộp trang trí hình thần Shiva và các nữ thần. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Hộp trang trí hình thần Shiva và các nữ thần. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

 Triển lãm thu hút đông khách tham quan, trong đó có cả các bạn trẻ yêu di sản, sẽ kéo dài đến tháng 10/2024 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 1 Tràng Tiền, Hà Nội. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Triển lãm thu hút đông khách tham quan, trong đó có cả các bạn trẻ yêu di sản, sẽ kéo dài đến tháng 10/2024 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 1 Tràng Tiền, Hà Nội. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/ngam-bo-suu-tap-co-vat-tinh-xao-tieu-bieu-cho-van-hoa-champa-post972958.vnp
Zalo