Loại bánh xưa chống đói thành đặc sản dân phố tranh nhau mua
Từ loại bánh chống đói của nhà nghèo, đến nay bánh sắn được biến tấu trở thành đặc sản chị em thành phố ưa thích.

Sắn là loại cây lương thực quen thuộc của người Việt trồng chủ yếu để lấy củ. Thời kỳ khó khăn, củ sắn được chế biến thành các món ăn chống đói như bánh sắn, sắn luộc...Ảnh: FB Van Anh Le

Nhưng ngày nay, bánh sắn trở thành đặc sản, được nhiều người lùng mua về ăn hoặc làm quà biếu. Ảnh: Facebook

Chị Hoàng Thảo (ở Phú Thọ) cho biết, trước kia ở quê, củ sắn dùng ăn thay lúa ngô, lá sắn dùng làm rau những ngày mùa giáp hạt. Hiện nay, diện tích sắn ít hơn, đồ ăn thức uống đa dạng, món bánh sắn chỉ dùng để ăn chơi, không còn phổ biến. Ảnh: Facebook

Theo chị Thảo, bánh sắn Phú Thọ trước đây chỉ được làm từ bột sắn, không có nhân. Tuy nhiên, bánh sắn hiện được làm thêm nhân ngọt từ đậu xanh và cùi dừa hoặc nhân mặn làm từ thịt và mộc nhĩ, vừa ngon vừa dễ ăn. Ảnh: Facebook

Trên chợ mạng, bánh sắn được rao bán từ 49.000 - 75.000 đồng/10 chiếc, tùy loại. Ảnh: Facebook

Bánh sống có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh được 5-6 tuần. Khi ăn, chỉ cần hấp cách thủy khoảng 30 phút là chín. Ảnh: Facebook

Chị Thanh (một người bán hàng online) cho biết, bánh sắn Phú Thọ có vỏ bánh bùi bùi dai dai, thơm vị sắn, mùi vị gắn với tuổi thơ của rất nhiều chị em. Ảnh: Facebook

Do vậy, bánh sắn được nhiều khách hàng ưa chuộng. Chị Thanh chủ yếu làm bánh theo đơn đặt hàng trước. Ảnh: Facebook

Ngày ít chị Thanh làm vài chục chiếc, ngày nhiều có thể lên tới 200 - 300 chiếc. Ảnh: Facebook

Ngoài bánh sắn, nhiều người còn nhận đặt riêng bột làm bánh giá từ 55.000 - 60.000 đồng/kg. Khách mua bột sắn được tặng kèm lá chuối làm bánh. Ảnh: Facebook