Lan tỏa phong trào viết đơn thoát nghèo
Những năm gần đây, phong trào hộ nghèo, cận nghèo tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo đang dần lan tỏa mạnh mẽ tại nhiều thôn bản vùng cao của tỉnh Điện Biên. Không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngày càng nhiều người nghèo vươn lên bằng chính đôi tay và ý chí của mình.
Tại huyện vùng cao Nậm Pồ - một trongnhững địa bàn khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, phong trào viết đơn xinthoát nghèo trở thành điểm sáng. Câu chuyện của anh Vàng A Tá (bản Hô Hằng,xã Chà Tở) là một ví dụ tiêu biểu. Trước đây, gia đình anh thuộc diện hộ nghèonhiều năm, chủ yếu dựa vào làm nương và chăn nuôi nhỏ lẻ. Với tinh thần cầu tiến,năm 2022, anh quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi lợn thịt và mở thêm cửa hàng tạp hóa. Sau hai năm nỗ lực, đầu năm 2024, anh Tá tự nguyệnviết đơn xin thoát nghèo với mong muốn “nhường phần hỗ trợ cho những hộ khókhăn hơn”. Trongđơn, anh bày tỏ sự biết ơn với chính quyền và khẳng định quyết tâm vươn lên bằngchính sức mình.

Gia đình ông Thùng Văn Ún (bản Cấu, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ) đã có cuộc sống ổn định sau khi viết đơn xin thoát nghèo. Ảnh CTV
Không riêng anh Tá, nhiều hộ nghèo khác như gia đình ông Thùng Văn Ún (bản Cấu, xã Chà Nưa), ông Cháng A Sử, Vàng ADũng (xã Si Pa Phìn), ông Lầu A Phong (xã Chà Tở)... cũng tự nguyện viếtđơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.
Theo thống kê của UBND huyện Nậm Pồ, từ năm 2020 đến nay, trên địa bànhuyện có hơn 300 hộ dân tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, nhiều nhất là ở 3 xã: Chà Nưa, Nà Hỳ và Chà Cang. Điều đáng trân trọng là họkhông xin thoát nghèo vì đã hết khó khăn, mà vì họ nhận thức rõ rằng: khi còn sứclao động, thì phải tự nỗ lực để vươn lên, chia sẻ nguồn lực hỗ trợ cho những hộ thiệt thòi hơn.

Xã Chà Nưa (huyện Nậm Pồ) có nhiều hộ nghèo tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Ảnh: CTV
Từ năm 2022 đến nay, phong trào hộ nghèo, cận nghèo tự nguyện viết đơn xinra khỏi danh sách hộ nghèo như gia đình anh Tá, ông Ún ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trên địabàn tỉnh. Theo thống kê từ các địa phương, toàn tỉnh đã có hơn 2.000 hộ chủ động làm đơn thoát nghèo, dù thực tế cuộc sống của nhiều hộ trongsố đó vẫn còn không ít khó khăn. Phong trào này phát triển rõ nét tại các huyệncó tỷ lệ hộ nghèo cao như Nậm Pồ, Mường Chà, Mường Nhé – nơi mà người dân vốn trước đây còn nhiều phụ thuộc vàochính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Những lá đơn viết tay, đôi khi còn nét chữ nguệch ngoạc, lại chứa đựng quyếttâm lớn lao. Điều đáng trân trọng là phần lớn các hộ tự nguyện xin ra khỏi diệnhộ nghèo đều có chung một suy nghĩ: Không thể trông chờ mãi vào sự trợ cấp của Nhà nước. Họ cho rằng còn rất nhiều hộ khác đang gặp khó khăn hơn, cần đượcưu tiên tiếp cận các chính sách giảm nghèo của Nhà nước. Chính vì thế, bằngtinh thần trách nhiệm với cộng đồng và sự tự trọng, họ quyếtđịnh nhường lại phần hỗ trợ đó cho những người thực sự cần hơn.
Hành động viết đơn xin thoát nghèo, tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang ýnghĩa rất lớn, bởi nó thể hiện sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân. Không còn tư tưởng ỷ lại, người dân ngày càng đề cao giá trịcủa lao động, khẳng định mong muốn tự thân lập nghiệp, chủ động vươn lên bằngchính bàn tay và khối óc của mình. Phong trào này đã tạo hiệu ứng lan tỏa tíchcực trong cộng đồng, đặc biệt là ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa. Nhiều hộ dânsau khi chứng kiến sự vươn lên của các gia đình đi trước đã thay đổi suy nghĩ,mạnh dạn tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế. Chính quyền các cấp cũng đã kịpthời ghi nhận, biểu dương và tiếp tục tạo điều kiện để những hộ dân có ý chívươn lên được tiếp cận thông tin, kỹ thuật sản xuất và nguồn vốn vay ưu đãi.

Mô hình phát triển chăn nuôi của người dân xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông. Ảnh: CTV
Phong trào hộ nghèo viết đơn xin thoát nghèo ở Điện Biên không chỉ là minhchứng cho tinh thần vượt khó vươn lên của người dân, mà còn phản ánh sự chuyểnbiến tích cực trong tư duy giảm nghèo từ thụ động sang chủ động. Khi ý thức vươn lêntrở thành sức mạnh lan tỏa trong cộng đồng, đó cũng là lúc công cuộc giảm nghèobền vững của tỉnh Điện Biên bước sang một chặng đường mới – chủ động, nhân vănvà đầy hy vọng.