Ký ức không thể phai
Đã 71 năm đã trôi qua, song với những chiến sĩ Điện Biên, người trực tiếp xông pha trên chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, ký ức về 'Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng. Chí không mòn' vẫn còn vẹn nguyên.
Chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Văn Kỷ ở thôn C17, xã Thanh Xương(huyện Điện Biên) biên chế thuộc Trung đoàn 176, Đại đoàn 316 năm 1952 khi vưàtròn 20 tuổi. Với ông Kỷ, ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ gắn liền với trận đánhđồi C1 - một trong những trận chiến cam go, quyết liệt nhất. Trận chiến đâuớ̉ đồi C1 kéo dài liên tục hơn một tháng, từ tiến công chuyển sang đánh địch phảnkích, rồi tổ chức phòng ngự giằng co với địch. Theo lời kể của ông, trận chiếngiữa ta và địch giằng co trong mưa bom, bão đạn, trời đất mờ bụi khói lửa. Giưãhai bên có nhiều trận đánh giáp lá cà, giành giật từng tấc đất, từng ụ súng, từngmét chiến hào. Vượt qua trận chiến gian khổ, ác liệt ấy, ký ức về những ngàytháng chiến đấu cùng đồng đội vẫn in đậm trong tâm triống. Nhiều đồng đội đã hi sinh, máu đào thắm đất, muôn nỗi xót xa.

Chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Văn Kỷ kể với cháu kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông Nguyễn Văn Kỷ xúc động chia sẻ: Có những trận đánh ác liệt,khi trở về lực lượng chỉ còn một trung đội. Anh nuôi chuẩn bị cơm, cháo, canh,thịt cho chiến sĩ ăn, nhưng sáng ngày sau trận chiến thì không còn người nữa rồi...Cơm nấu xong, chiến sĩ đã hi sinh gần hết, làm gì còn người để ăn nữa!
Sau giải phóng, ông Kỷ trở lại Điện Biên lập gia đình và xâydựng nông trường. Với khẩu hiệu “Lấy Tây Bắc làm quê hương, lấy nông trường làmgia đình”, cùng lòng nhiệt huyết và trách nhiệm của người lính Cụ Hồ, ông tiếptục bước vào “trận chiến” mới, trận chiến xóa đói nghèo trên nền chiến trườngmà ông và đồng đội đã từng chiến đấu kiên trung.
Sau chiến tranh, Điện Biên đâu đâu cũng là rừng cây, cỏ dại;ngoài nhiệm vụ lái xe cho nông trường, ông cùng gia đình khai hoang, phục hoáruộng nương, bắt đầu cuộc sống mới trên mảnh đất hằn đầy vết thương bom đạn đểlại.
Để nhắc nhở con cháu không quên lịch sử, công lao to lớn củacác anh hùng liệt sĩ, đã hi sinh, không tiếc thân mình để thế hệ sau này được sốngtrong độc lập, tự do, hòa bình, phải cố gắng học tập, lao động sản xuất để xâydựng đất nước, ông thường xuyên kể lại câu chuyện mình và đồng đội đã tham giachiến đấu. Với ông, những kỷ niệm thời máu lửa là những bài học sống động đêổng giáo dục con, cháu về lòng yêu nước, tinh thần quật cường của dân tộc.
Các người con, cháu của ông đều luôn hiếu thảo, chăm ngoan,kính trên nhường dưới, sống chuẩn mực tại nơi học tập và công tác, chấp hành tốtchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tất cả đêùnỗ lực phấn đấu trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngàycàng tươi sáng hơn.
Chiến sĩ Điện Biên Bùi Văn Tỉnh năm nay đã 96 tuổi.
Chiến sĩ Điện Biên Bùi Văn Tỉnh (sinh năm 1929), hiện nay sinhsống tại tổ 14 phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, quê gốc tại huyệnTiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Cuối năm 1951, khi 22 tuổi, mang trong timlòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm góp sức đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược,giành lại độc lập cho dân tộc, ông lên đường nhập ngũ.
Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông được biên chế vào Trungđoàn 174, Đại đoàn 316, đơn vị chủ công trong nhiệm vụ then chốt đánh chiếm đôìA1, cứ điểm quan trọng bậc nhất trong hệ thống phòng thủ của thực dân Pháp tạiĐiện Biên Phủ. Đồi A1 với địa hình hiểm trở, hệ thống hầm hào kiên cố và lựclượng địch tinh nhuệ là nơi diễn ra trận đánh khốc liệt và kéo dài nhất trongchiến dịch. Tại đây, ông Tỉnh cùng đồng đội đã trải qua những ngày đêm khátcháy, thiếu thốn, bom đạn phủ đầu, máu và nước mắt hòa vào đất.
Ông Tỉnh nhớ lại: Trong Chiến dịch, tại đồi A1, quân Pháp dựa vào thếcao, có hầm ngầm vững chắc liên tục phản kích lại quân đội Việt Nam. Sau 4 lầntiến công vẫn chưa thể chiếm được đồi, lúc này, một phương án được Bộ Chỉ huychiến dịch đưa ra, đó là bí mật đào một đường hầm đi sâu vào trong lòng đồi A1,đồng thời bố trí một khối lượng thuốc nổ gần 1.000kg nhằm đánh sập hầm ngầm cốthủ của địch. Thời điểm dùng khối bộc phá đánh đồi A1, ông và đồng đội mỗi ngươìđã mang khoảng 20kg thuốc nổ được gói sẵn từ căn cứ. Khi đã vận chuyển khối bộcphá đến vị trí chỉ định, ông báo cáo về chỉ huy thì nhận được lệnh, toàn trungđội rút ra khoảng 200m để chờ bộc phá nổ, quân ta đến nơi ẩn nấp an toàn thìcũng là lúc quả bộc phá nổ. Khối bộc phá nổ khiến cho quân Pháp trong hầm cố thủ thương vong lớn, nhẹ nhất cũng bị sức ép mạnh, choáng váng, mất ý chí chiến đấu. Chớp thời cơ đó, các chiến sĩ quân đội nhân dân ViệtNam xông lên giải phóng cứ điểm A1 vào 4 giờ sáng ngày 7/5/1954. Trung tâm đềkháng phía Đông của Tập đoàn cứ điểm của Pháp đã hoàn toàn sụp đổ.
Khi biết quân ta đã bắt sống tướng De Castries (chỉhuy quân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ), ông Tỉnh hạnh phúc, bồi hồi vì bảnthân và đồng đội đã đóng góp công sức vào chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng xen lẫn bùi ngùi xót thương vì đồng đội hi sinh, thương vong quá nhiều.

Chiến sĩ Điện Biên Bùi Văn Tỉnh cùng vợ bên quà lưu niệm của Ban Liên lạc Trung đoàn 176, Đại Đoàn 316 tặng.
Đều ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng các chiến sĩ Điện Biên vẫnkhông bao giờ quên một thời tuổi trẻ không tiếc máu xương, cống hiến hết mìnhcho Tổ quốc, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Và họkhông chỉ là những người lính dũng cảm năm xưa mà còn là tấm gương sáng cho thếhệ trẻ noi theo về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, lòng trung thành tuyệtđối với Tổ quốc.