Không để việc sáp nhập làm chậm đầu tư công

Trong bối cảnh thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện và tiến hành sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh đang nỗ lực tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Dù quá trình sáp nhập đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành nhưng tỉnh khẳng định quyết tâm không để quá trình này trở thành rào cản, làm ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Dự án xây dựng Trụ sở làm việc kết hợp vơítrung tâm sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình tỉnh đang dần hoàn thiện.

Dự án xây dựng Trụ sở làm việc kết hợp vơítrung tâm sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình tỉnh đang dần hoàn thiện.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, quý I/2025, tổng sảnphẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 3.514,27 tỷ đồng, tăng 10,31% so với cùng kỳnăm trước. Tuy nhiên, trái ngược với đà tăng trưởng GRDP, tình hình giải ngân vốnđầu tư công vẫn chưa có chuyển biến rõ rệt. Cụ thể, năm 2025 tỉnh được Thủ tướngChính phủ giao 3.196.678 triệu đồng, nhưng đến hết quý I, toàn tỉnh mới giảingân được 515.488 triệu đồng, đạt 16,13% kế hoạch vốn giao. Trong đó, tỷ lệ giảingân vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia mới đạt 19,29%.

Nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc trong công tácbồi thường, giải phóng mặt bằng. Đây vẫn là “điểm nghẽn” lớn nhất, ảnh hưởng trựctiếp đến tiến độ thi công các dự án. Cụ thể, vướng mắc trong công tác xác minhnguồn gốc đất, quy chủ, do lịch sử quản lý sử dụng đất qua các thời kỳ phức tạp;khó khăn trong công tác kiểm kê số lượng nhà, công trình, cây trồng, vật nuôivà tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng chủ sở hữu tài sản.Các quy định về cơ chế, chính sách có sự thay đổi...

Đặc biệt, quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máyhành chính đang tạo ra tâm lý e ngại trong giải quyết thủ tục hành chính tại mộtbộ phận cán bộ, dẫn đến sự chậm trễ trong triển khai các dự án. Có tình trạngchần chừ trong việc xử lý công việc, trong đó có các thủ tục liên quan đến dưạ́n đầu tư công do lo ngại sẽ có thay đổi về chủ đầu tư, trách nhiệm thanh toánhoặc chuyển giao công việc (đặc biệt thời gian trước khi sáp nhập các sở,ngành). Một số nhà thầu thậm chí còn dè dặt khi triển khai thi công, lo lắng việcđiều chỉnh bộ máy sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghiệm thu, thanh toán...

Tại cuộc họp đánh giá tiến độ các dự án trọngđiểm trên địa bàn tỉnh vừa qua, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh thẳng thắnchỉ rõ cách làm của Sở Tài nguyên và Môi trường (thời điểm trước khi sáp nhập)có biểu hiện đùn đẩy, chờ đợi. Cùng đó, một số chủ đầu tư và chính quyền cơ sởkhông dũng cảm nêu tên cá nhân người làm chậm hoặc không hiệu quả vì nể nang,ngại va chạm đã gián tiếp khiến tiến độ chậm hơn.

Bên cạnh đó, khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn,các cơ quan và địa phương phải tạm dừng khởi công mới một số dự án hoặc đangtrong quá trình rà soát để điều chỉnh quy mô, phạm vi đầu tư dự án, dẫn đếnkhông tiếp tục bố trí vốn thực hiện dự án để tránh lãng phí. Ngoài ra, việcthay đổi trong trách nhiệm, quyền hạn, quy trình quản lý dự án tại địa phươngdo không duy trì cấp huyện và các cơ quan chức năng mới sau sắp xếp, sáp nhậpcũng là nguyên nhân làm cho công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiếtkế cơ sở, thiết kế xây dựng; công tác thanh, quyết toán phải kéo dài.

Như đối với dự án Quản lý đa thiên tai lưu vựcsông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triểnkinh tế - xã hội tỉnh có thời hạn hoàn thành là 31/12/2025, nhưng đến nay còn mộtsố gói thầu chưa có mặt bằng thi công (tính đến tháng 4). Nguyên nhân chính làdo sự phối hợp giữa Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên và Môi trườngtrước đây) với các phường có liên quan chưa tốt, thực hiện xác minh nguồn gốc đấtkhông hiệu quả, nên tiến độ giải phóng mặt bằng trì trệ.

Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025đạt 100% kế hoạch vốn giao, tỉnh đề ra lộ trình đến hết quý II, phấn đấu giảingân đạt trên 40% kế hoạch vốn với các dự án khởi công mới; đạt trên 60% kế hoạchvốn với các dự án chuyển tiếp và các chương trình, nhiệm vụ khác. Đến hết quyIÍI, giải ngân đạt trên 60% kế hoạch vốn với các dự án khởi công mới; đạt trên80% kế hoạch vốn với các dự án chuyển tiếp và các chương trình, nhiệm vụ khác.Đến hết quý IV, giải ngân đạt trên 80% kế hoạch vốn với các dự án khởi công mới;đạt trên 90% kế hoạch vốn với các dự án chuyển tiếp và các chương trình, nhiệmvụ khác. Đến hết ngày 31/1/2026 giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn năm 2025.

Tỉnh đề nghị các ngành, địa phương báo cáo cụthể những vấn đề vướng mắc, khó khăn gắn với từng dự án, nhiệm vụ trong triểnkhai thực hiện. Đối với vướng mắc về thể chế, cần nêu rõ vướng mắc tại điểm,khoản, điều của luật, nghị định, thông tư. Trong tổ chức thực hiện, cần nêu rõvướng mắc trong các khâu cụ thể như: đề xuất chủ trương đầu tư, chuẩn bị đâùtư, quyết định đầu tư, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thanh quyết toán... Từđó, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, thẩm quyền xử lý vướng mắc.

Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính thuộc diệnsắp xếp, sáp nhập, để đảm bảo liên tục chức năng quản lý Nhà nước về đầu tưcông, UBND tỉnh giao các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạocác đơn vị trực thuộc ổn định tổ chức hoạt động, đảm bảo tất cả thủ tục liênquan tới thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, nghiệm thu, thanhtoán... được thực hiện liên tục, không đình trệ cho đến khi cấp có thẩm quyềnquyết định việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tuyệt đối không gián đoạn công tác vơílý do “chờ sáp nhập” hay “bỏ cấp hành chính”. Tăng cường kiểm tra, giám sát; xửlý nghiêm trường hợp cán bộ, đơn vị trì hoãn thực hiện các thủ tục liên quan đếnthẩm định, phê duyệt... gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đâùtư công.

Hiện nay, Dự án đường Động lực đang chậm tiến độthi công do vướng mắc mặt bằng.

Hiện nay, Dự án đường Động lực đang chậm tiến độthi công do vướng mắc mặt bằng.

Đối với các chương trình, dự án chuyển tiếp saukhi không tổ chức cấp huyện và sáp nhập cấp xã, cuối tháng 4/2025, Chủ tịchUBND tỉnh Lê Thành Đô đã ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương rà soát, tổnghợp đầy đủ danh mục các chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công giai đoạn2021 - 2025, bao gồm cả dự án dở dang, chuyển tiếp, chưa quyết toán, còn tạm ứnghoặc đang triển khai, nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và duy trì tiến độ giảingân. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư tổ chức rà soát, tậphợp, sắp xếp đầy đủ hồ sơ dự án (hồ sơ pháp lý, hợp đồng, hồ sơ thanh quyếttoán, hồ sơ nghiệm thu khối lượng, quản lý chất lượng...), đảm bảo quản lý chặtchẽ, an toàn hồ sơ tài liệu dự án trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Riêng đối với Kho bạc Nhà nước khu vực IX, saukhi sáp nhập cũng tạo ra những khó khăn ban đầu. Tuy nhiên, tỉnh đã đề nghị đơnvị kịp thời đưa ra phương án giải quyết khó khăn thuộc thẩm quyền. Đồng thời, đâỷnhanh quá trình chuyển đổi dữ liệu, cài đặt hệ thống mạng, các chương trình ứngdụng cho máy tính cá nhân; kịp thời khắc phục các vướng mắc đảm bảo cho hoạt độngcủa các đơn vị bình thường. Đến ngày 15/3, Kho bạc Nhà nước khu vực IX chính thứcđi vào hoạt động theo mô hình 2 cấp. Cho đến nay, các hoạt động nghiệp vụ đã ổnđịnh, không có khó khăn, vướng mắc lớn làm ảnh hưởng đến kết quả giải ngân vốn.

Vẫn biết việc không tổ chức cấp huyện, sắp xếp,sáp nhập các sở ngành, đơn vị hành chính cấp xã sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tâmlý của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời, khối lượng công việcnhiều, xáo trộn cũng có, nhưng vì nhiệm vụ chung và vì sự phát triển của tỉnh,mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi ngành, địa phương cần không ngừng nỗ lực và nỗ lựcnhiều hơn, với tinh thần dù chỉ còn một ngày hay một giờ, cũng phải nỗ lực hếtmình vì lợi ích người dân, doanh nghiệp, tạo đòn bẩy cho thu hút đầu tư và cácmục tiêu phát triển tỉnh.

Quốc Huy

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/kinh-te/khong-de-viec-sap-nhap-lam-cham-dau-tu-cong
Zalo