Khắc ghi lịch sử qua những tượng đài

Suốt dặm dài đất nước, những tượng đài, bia chiến thắng được tạc lên để nhắc nhớ về lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc tuy gian nan mà hào hùng, vẻ vang.

Tượng đài mẹ Suốt nằm cạnh dòng sông Nhật Lệ (Quảng Bình). Mẹ Suốt là tên gọi thân thương mà người dân dành cho nữ anh hùng Nguyễn Thị Suốt (1906 – 1968). Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mẹ Suốt đã dũng cảm chèo đò chở bộ đội, đạn dược qua sông. Mỗi năm mẹ Suốt chở khoảng 1.400 chuyến đò, giúp bộ đội qua sông an toàn, nối đôi bờ chiến tuyến.

Tượng đài mẹ Suốt nằm cạnh dòng sông Nhật Lệ (Quảng Bình). Mẹ Suốt là tên gọi thân thương mà người dân dành cho nữ anh hùng Nguyễn Thị Suốt (1906 – 1968). Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mẹ Suốt đã dũng cảm chèo đò chở bộ đội, đạn dược qua sông. Mỗi năm mẹ Suốt chở khoảng 1.400 chuyến đò, giúp bộ đội qua sông an toàn, nối đôi bờ chiến tuyến.

Bia chiến công 11 cô gái sông Hương là sự tri ân đối với Tiểu đội 11 cô gái sông Hương trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Mới đầu họ tập hợp làm nhiệm vụ tải thương, dẫn đường cho bộ đội tiến vào giải phóng cố đô Huế. Về sau, họ anh dũng chiến đấu, đẩy lùi 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ

Bia chiến công 11 cô gái sông Hương là sự tri ân đối với Tiểu đội 11 cô gái sông Hương trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Mới đầu họ tập hợp làm nhiệm vụ tải thương, dẫn đường cho bộ đội tiến vào giải phóng cố đô Huế. Về sau, họ anh dũng chiến đấu, đẩy lùi 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ

Tượng đài Sơn Mỹ nằm trong khu Chứng tích Sơn Mỹ được tạc dựng tưởng niệm 504 người dân, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em ở xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi bị lính Mỹ sát hại vào sáng 16/3/1968. Vụ thảm sát là nỗi đau khôn nguôi, dấy lên phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam ngay trong lòng nước Mỹ

Tượng đài Sơn Mỹ nằm trong khu Chứng tích Sơn Mỹ được tạc dựng tưởng niệm 504 người dân, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em ở xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi bị lính Mỹ sát hại vào sáng 16/3/1968. Vụ thảm sát là nỗi đau khôn nguôi, dấy lên phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam ngay trong lòng nước Mỹ

Tượng đài chiến thắng Khe Sanh ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là biểu tượng ghi dấu chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh một thời máu lửa. Chiến dịch kết thúc thắng lợi, huyện Hướng Hóa là địa phương đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và của miền Nam được giải phóng vào ngày 9/7/1968

Tượng đài chiến thắng Khe Sanh ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là biểu tượng ghi dấu chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh một thời máu lửa. Chiến dịch kết thúc thắng lợi, huyện Hướng Hóa là địa phương đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và của miền Nam được giải phóng vào ngày 9/7/1968

Cụm tượng 10 nữ thanh viên xung phong ngã xuống tại ngã ba Đồng Lộc là khúc tráng ca bất tử với tinh thần “sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm” của quân và dân Hà Tĩnh. Dù địch bắn phá, ném bom ác liệt với âm mưu làm tê liệt huyết mạch giao thông chi viện cho miền Nam nhưng với tinh thần quả cảm, trong mưa bom, bão đạn, 10 nữ thanh niên vẫn hăng hái lấp hố bom, sửa đường. Họ anh dũng hy sinh khi tuổi đời con xuân xanh, chưa ai lập gia đình

Cụm tượng 10 nữ thanh viên xung phong ngã xuống tại ngã ba Đồng Lộc là khúc tráng ca bất tử với tinh thần “sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm” của quân và dân Hà Tĩnh. Dù địch bắn phá, ném bom ác liệt với âm mưu làm tê liệt huyết mạch giao thông chi viện cho miền Nam nhưng với tinh thần quả cảm, trong mưa bom, bão đạn, 10 nữ thanh niên vẫn hăng hái lấp hố bom, sửa đường. Họ anh dũng hy sinh khi tuổi đời con xuân xanh, chưa ai lập gia đình

Tượng đài chiến thắng tại nghĩa trang Đường 9 mang nhiều ý nghĩa. Phần tượng là hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân, cô thiếu nữ và em bé mừng ngày chiến thắng. Phần bệ gồm 2 mộ tượng, phía đông là biểu tượng thành cổ Quảng Trị sau 81 ngày đêm khói lửa, phía tây là hình ảnh cách điệu của dãy Trường Sơn che bộ đội, vây quân thù

Tượng đài chiến thắng tại nghĩa trang Đường 9 mang nhiều ý nghĩa. Phần tượng là hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân, cô thiếu nữ và em bé mừng ngày chiến thắng. Phần bệ gồm 2 mộ tượng, phía đông là biểu tượng thành cổ Quảng Trị sau 81 ngày đêm khói lửa, phía tây là hình ảnh cách điệu của dãy Trường Sơn che bộ đội, vây quân thù

Tượng đài “Tiếng sấm đường 5” là biểu tượng cho sức mạnh, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu kiên cường của quân và dân Hải Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Tượng đài được xây dựng tại xã Tuất Việt, huyện Kim Thành (Hải Dương)

Tượng đài “Tiếng sấm đường 5” là biểu tượng cho sức mạnh, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu kiên cường của quân và dân Hải Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Tượng đài được xây dựng tại xã Tuất Việt, huyện Kim Thành (Hải Dương)

Tượng đài chiến thắng thể hiện khát vọng hòa bình và quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Trong ảnh: Tượng đài chiến thắng tại nghĩa trang Đường 9

Tượng đài chiến thắng thể hiện khát vọng hòa bình và quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Trong ảnh: Tượng đài chiến thắng tại nghĩa trang Đường 9

THÀNH CHUNG - NGUYỄN MƠ

Nguồn Hải Dương: https://baohaiduong.vn/khac-ghi-lich-su-qua-nhung-tuong-dai-410554.html
Zalo