Implant bị đào thải do đâu? Cách khắc phục?
Implant bị đào thải là hiện tượng trụ implant không tích hợp với xương hàm, gây viêm nhiễm, đây là dấu hiệu cho thấy ca cấy ghép thất bại. Vậy, Implant bị đào thải là do đâu?
Implant bị đào thải thế nào?
Răng implant bị đào thải là tình trạng trụ implant không thể tích hợp thành công với xương hàm, dẫn đến sự thiếu liên kết ổn định giữa hai thành phần này. Hậu quả là chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng, răng không còn độ chắc chắn và dễ gặp các vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày.
Hiện tượng đào thải có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình điều trị, bao gồm:
- Giai đoạn lành thương sau khi cấy ghép trụ implant
- Khi tiến hành gắn răng sứ lên trụ
- Thậm chí sau khi đã hoàn tất toàn bộ quá trình điều trị
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng implant bị đào thải có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể.
Trong quá trình tìm hiểu về phương pháp phục hình này, nhiều người thường đặt câu hỏi: Trồng răng implant giá bao nhiêu? Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố chi phí, điều quan trọng là lựa chọn đúng địa chỉ uy tín, có các bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm để đảm bảo kết quả cấy ghép an toàn, bền vững và hạn chế tối đa nguy cơ bị đào thải.
Dấu hiệu implant bị đào thải
Khi implant bị đào thải, bệnh nhân có thể gặp nhiều triệu chứng thường gặp nhất như sưng, đau nhức kéo dài, cảm giác khó chịu ở vùng cấy ghép, chảy máu bất thường và mùi hôi phát ra từ vị trí trụ implant.
Nếu tình trạng này kéo dài, implant có thể trở nên lỏng lẻo, dẫn đến sụp lún hoặc hư hỏng các răng giả, cầu răng được gắn vào implant. Tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng rõ rệt, khiến bệnh nhân cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, chức năng nhai và khả năng phát âm cũng suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe răng miệng và tái khám định kỳ là cần thiết để kịp thời phát hiện, xử lý sớm các bất thường, tránh biến chứng do đào thải implant.
Tùy vào mức độ đào thải của Implant mà các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp khôi phục tính ổn định của Implant hoặc phải tháo bỏ trụ Implant.

Trụ Implant bị đào thải, không tích hợp được xương
Tại sao Implant bị đào thải
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng đào thải implant:
- Do hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc ảnh hưởng quá trình lành thương và làm giảm lưu lượng máu tới vùng cấy ghép, khiến Implant khó tích hợp với xương.
- Mật độ xương không đủ: Xương hàm quá mỏng hoặc xốp, không đủ để giữ Implant vững chắc, dẫn đến thất bại trong quá trình tích hợp.
- Nhiễm khuẩn sau khi cấy ghép: Vệ sinh không đúng cách hoặc không đảm bảo điều kiện vô trùng khi phẫu thuật có thể gây viêm nhiễm vùng cấy ghép.
- Dị ứng với trụ implant: Một số trường hợp hiếm, cơ thể có phản ứng dị ứng với titanium hoặc hợp kim của trụ implant, khiến hệ miễn dịch đào thải vật thể lạ.
- Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn uống, vệ sinh và lịch tái khám sau phẫu thuật làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và đào thải.
- Bác sĩ không có kinh nghiệm: Chọn sai kích thước Implant, đặt sai vị trí hoặc phẫu thuật sai kỹ thuật đều có thể dẫn đến thất bại của ca cấy ghép.

Tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ giúp implant bền vững lâu dài.
Cách khắc phục Implant bị đào thải
Khi implant bị đào thải, bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân để có phương án điều trị phù hợp.
Nếu nguyên nhân đến từ nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm quanh Implant, việc điều trị kháng sinh và sử dụng thuốc chống viêm sẽ được ưu tiên. Những trường hợp này cần được làm sạch ổ viêm triệt để để bảo tồn mô xung quanh.
Nếu Implant bị đào thải do sai lệch về vị trí hoặc kích thước trụ không phù hợp, bác sĩ sẽ phải tháo bỏ trụ cũ và thực hiện lại quy trình cấy ghép với trụ Implant mới phù hợp hơn, đảm bảo được sự ổn định và khả năng tích hợp với xương.
Trong những trường hợp bệnh nhân có mật độ xương yếu hoặc tiêu xương quá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp hỗ trợ như ghép xương, nâng xoang hàm hoặc sử dụng mô xương nhân tạo để cải thiện nền tảng xương trước khi tiến hành cấy ghép lại.
Ngoài ra, sau điều trị, việc tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ, vệ sinh răng miệng đúng cách, kiêng thuốc lá, ăn uống khoa học và tái khám định kỳ là yếu tố then chốt giúp implant bền vững lâu dài.

Lựa chọn nha khoa uy tín để tránh tình trạng đào thải Implant.
Để phòng tránh tình trạng implant bị đào thải, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm cấy ghép, điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi thực hiện, sử dụng trụ implant chất lượng, chăm sóc răng miệng đúng cách và tái khám định kỳ để tăng tỉ lệ thành công, hạn chế nguy cơ bị đào thải implant.
Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt (thuộc Công ty TNHH Nha khoa I-Dent)
Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.