Đông đảo người dân đi Phủ tạ lễ dịp cuối năm

Ngày 14/1 (tức ngày rằm tháng Chạp), người dân Thủ đô đến Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) để tạ lễ, cầu bình an trong dịp cuối năm.

 Tháng Chạp thường có các lễ cúng như rằm tháng Chạp, lễ ông Công ông Táo và cúng Tất niên. Trong đó, rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng của năm, là dịp để tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong may mắn, bình an cho năm mới. Chính vì vậy, ngày này mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Tháng Chạp thường có các lễ cúng như rằm tháng Chạp, lễ ông Công ông Táo và cúng Tất niên. Trong đó, rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng của năm, là dịp để tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong may mắn, bình an cho năm mới. Chính vì vậy, ngày này mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Trong ngày, 14/1 (tức ngày rằm tháng Chạp), rất đông người từ khắp nơi đổ về Phủ Tây Hồ tạ lễ và cầu bình an trong ngày rằm cuối cùng của năm 2024 Âm lịch.

Trong ngày, 14/1 (tức ngày rằm tháng Chạp), rất đông người từ khắp nơi đổ về Phủ Tây Hồ tạ lễ và cầu bình an trong ngày rằm cuối cùng của năm 2024 Âm lịch.

Người dân đã sắp đồ lễ, chuẩn bị dâng lên ban tại Phủ Tây Hồ.

Người dân đã sắp đồ lễ, chuẩn bị dâng lên ban tại Phủ Tây Hồ.

Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm linh thiêng quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Hà Nội, nơi thờ Chúa Liễu Hạnh - người được triều đình nhà Nguyễn phong tặng danh hiệu “mẫu nghi thiên hạ” và là một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam.

Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm linh thiêng quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Hà Nội, nơi thờ Chúa Liễu Hạnh - người được triều đình nhà Nguyễn phong tặng danh hiệu “mẫu nghi thiên hạ” và là một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam.

Vào ngày Rằm hoặc mùng một hàng tháng, người dân thường đến đây để thắp hương, dâng lễ và cầu bình an.

Vào ngày Rằm hoặc mùng một hàng tháng, người dân thường đến đây để thắp hương, dâng lễ và cầu bình an.

Lễ tạ cuối năm, đa số mọi người đều chuẩn bị hoa quả, bánh trái, sớ, tiền vàng... sắp xếp tỉ mỉ, chỉnh chu cho mỗi mâm lễ.

Lễ tạ cuối năm, đa số mọi người đều chuẩn bị hoa quả, bánh trái, sớ, tiền vàng... sắp xếp tỉ mỉ, chỉnh chu cho mỗi mâm lễ.

Người dân chắp tay thành kính lễ tạ phía bên ngoài sảnh phủ chính.

Người dân chắp tay thành kính lễ tạ phía bên ngoài sảnh phủ chính.

Các khu vực như phủ chính, điện Sơn trang, lầu Cô, lầu Cậu, người vào dâng lễ rất đông.

Các khu vực như phủ chính, điện Sơn trang, lầu Cô, lầu Cậu, người vào dâng lễ rất đông.

Chị Bùi Thị Tuyền (Hưng Yên), thường xuyên tới Phủ Tây Hồ đi lễ cho biết: "Vào trong các ngày rằm, mùng một tôi thường hay đến Phủ Tây Hồ để dâng lễ. Hôm nay là ngày Rằm nên tôi tới Phủ để "trả lễ cuối năm", cầu mong bình an, may mắn cho người thân, gia đình của của tôi".

Chị Bùi Thị Tuyền (Hưng Yên), thường xuyên tới Phủ Tây Hồ đi lễ cho biết: "Vào trong các ngày rằm, mùng một tôi thường hay đến Phủ Tây Hồ để dâng lễ. Hôm nay là ngày Rằm nên tôi tới Phủ để "trả lễ cuối năm", cầu mong bình an, may mắn cho người thân, gia đình của của tôi".

Nhiều người đã chuẩn bị trước bài văn khấn chỉn chu trong điện thoại khi vào tạ lễ.

Nhiều người đã chuẩn bị trước bài văn khấn chỉn chu trong điện thoại khi vào tạ lễ.

Người dân thành kính tạ lễ cầu mong năm mới bình an.

Người dân thành kính tạ lễ cầu mong năm mới bình an.

Phủ Tây Hồ từ lâu đã là một trong những địa điểm tâm linh quan trọng trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Vào ngày Rằm hay ngày mùng một hàng tháng, người dân thường đến đây để thắp hương, dâng lễ cầu bình an.

Phủ Tây Hồ từ lâu đã là một trong những địa điểm tâm linh quan trọng trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Vào ngày Rằm hay ngày mùng một hàng tháng, người dân thường đến đây để thắp hương, dâng lễ cầu bình an.

Duy Minh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/dong-dao-nguoi-dan-di-phu-ta-le-dip-cuoi-nam.html
Zalo