Doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam: 'Luật không cấm, tư duy đừng cản'

'Quá lo ngại thì dễ bỏ qua cơ hội đối với doanh nghiệp tư nhân và nền kinh tế. Điều cần vượt qua không phải là ai làm, mà là tư duy cũ kỹ, ngại thay đổi và thiếu cơ chế kiểm soát rõ ràng' , Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – VIAC, nêu quan điểm về việc để doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Không để tư duy cứng nhắc kìm hãm sự phát triển

- Thưa Luật sư, có ý kiến cho rằng việc thực hiện một dự án trọng điểm như dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam cần áp dụng phương thức đầu tư công hoặc đối tác công tư (PPP), còn đề xuất doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp như VinSpeed nêu ra là trái luật. Quan điểm của ông như thế nào?

Đề xuất ấy không hề trái các luật về đầu tư, xây dựng và đấu thầu hiện hành, kể cả Luật Đầu tư công năm 2024. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể là chủ đầu tư hay nhà đầu tư và có quyền thực hiện các hình thức đầu tư. Ngoài việc đấu thầu, thì các luật hiện hành cũng quy định một trong những phương thức để lựa chọn chủ đầu tư hay nhà đầu tư là chấp thuận hay giao trực tiếp.

Riêng với dự án quan trọng với đất nước như đường sắt cao tốc Bắc Nam, thì càng cần thiết áp dụng chính sách đặc biệt, kể cả việc sửa luật hay Quốc hội ra Nghị quyết cho phép. Đến thời điểm này, thì vấn đề đã rõ, khi Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 về “Một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân”, trong đó tại Điều Điều 14 có xác định việc đặt hàng, chỉ định thầu hoặc hình thức phù hợp khác để kinh tế tư nhân thực hiện các dự án quan trọng quốc gia như đường sắt tốc độ cao.

Doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam: “Luật không cấm, tư duy đừng cản”

“Quá lo ngại thì dễ bỏ qua cơ hội đối với doanh nghiệp tư nhân và nền kinh tế. Điều cần vượt qua không phải là ai làm, mà là tư duy cũ kỹ, ngại thay đổi và thiếu cơ chế kiểm soát rõ ràng”, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – VIAC, nêu quan điểm về vic để doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Không để tư duy cứng nhắc kìm hãm sự phát triển

- Thưa Luật sư, có ý kiến cho rằng việc thực hiện một dự án trọng điểm như dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam cần áp dụng phương thức đầu tư công hoặc đối tác công tư (PPP), còn đề xuất doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp như VinSpeed nêu ra là trái luật. Quan điểm của ông như thế nào?

Đề xuất ấy không hề trái các luật về đầu tư, xây dựng và đấu thầu hiện hành, kể cả Luật Đầu tư công năm 2024. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể là chủ đầu tư hay nhà đầu tư và có quyền thực hiện các hình thức đầu tư. Ngoài việc đấu thầu, thì các luật hiện hành cũng quy định một trong những phương thức để lựa chọn chủ đầu tư hay nhà đầu tư là chấp thuận hay giao trực tiếp.

Riêng với dự án quan trọng với đất nước như đường sắt cao tốc Bắc Nam, thì càng cần thiết áp dụng chính sách đặc biệt, kể cả việc sửa luật hay Quốc hội ra Nghị quyết cho phép. Đến thời điểm này, thì vấn đề đã rõ, khi Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 về “Một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân”, trong đó tại Điều Điều 14 có xác định việc đặt hàng, chỉ định thầu hoặc hình thức phù hợp khác để kinh tế tư nhân thực hiện các dự án quan trọng quốc gia như đường sắt tốc độ cao.

- Nhưng vẫn có ý kiến băn khoăn về việc không đấu thầu dự án một cách rộng rãi, thưa luật sư?

Cần nhìn nhận, nếu không có sự đột phá, thì cơ quan Nhà nước nào đó vẫn là chủ đầu tư dự án này như mọi dự án đầu tư công khác. Tuy nhiên, đã có nhiều công trình phải trả giá quá lớn vì tư duy cứng nhắc, cung cách quan liêu của chủ đầu tư: cứ đúng quy trình mà làm. Nó không sai luật, nhưng kìm hãm, gây tai hại cho phát triển vì luật bất hợp lý, quy trình bất cập.

Và như vậy thì cũng không có gì gọi là đột phá và vẫn cứ luẩn quẩn với trăm ngàn trở ngại, khó khăn vướng mắc xưa nay. Đơn giản như việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã vừa chỉ ra nhiều “tội” gây khó khăn cho ngành Y, gây thiệt thiệt thòi cho bệnh nhân (thậm chí là chết oan uổng) và gây lãng phí lớn cho xã hội.

- Tuy nhiên, liệunăng lực của doanh nghiệptư nhân trong nước có đáp ứng được không?

Nếu triển khai dự án này vào một vài chục năm trước đây, thì có lẽ không có cách nào khác là phải lựa chọn đấu thầu quốc tế. Nhưng bối cảnh hiện nay đã rất khác, chúng ta hoàn toàn có thể mạnh dạn giao cho doanh nghiệp khối tư nhân trong nước. Đã có nhiều doanh nghiệp chứng minh được năng lực tốt, trong đó Vingroup là một thương hiệu hàng đầu trong việc quản lý triển khai nhiều công trình xây dựng lớn suốt 2 thập kỷ qua. Có hệ sinh thái Vingroup đồng hành, VinSpeed hoàn toàn có thể đảm đương được trọng trách này.

Điều cần nhất là năng lực quản lý, triển khai dự án và vận hành công trình một cách nhanh chóng, linh hoạt, nhạy bén và hiệu quả. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất giữa Nhà nước làm và tư nhân làm. Kể cả luật cho cơ chế ngoại lệ cụ thể, thì doanh nghiệp Nhà nước làm cũng vẫn không thoát khỏi cách nghĩ, cách tính và cách làm theo nề nếp, cách thức e dè, chậm trễ cố hữu. Đương nhiên giao cho tư nhân, thì Nhà nước phải có những điều kiện ràng buộc chặt chẽ kèm theo. Chẳng hạn, nhà đầu tư phải bảo đảm sẽ nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ để giúp đất nước có một ngành công nghiệp đường sắt hiện đại, hay cần một tỉ lệ nội địa hóa nhất định để nhiều doanh nghiệp trong nước cùng có cơ hội phát triển v.v…

- Có thắc mắc rằng, việc giao dự án cho cho một doanh nghiệp tư nhân dễ dẫn đến độc quyền, ảnh hưởng đến lợi ích của hành khách?

Quá lo ngại thì dễ bỏ qua cơ hội đối với doanh nghiệp tư nhân và nền kinh tế. Điều cần vượt qua không phải là ai làm, mà là tư duy cũ kỹ, ngại thay đổi và thiếu cơ chế kiểm soát rõ ràng.

Hiện nay, rất nhiều lĩnh vực công đã có sự tham gia của tư nhân, và hiệu quả thậm chí vượt trội hơn, nhờ vào sự linh hoạt, quyết liệt và nhạy bén của doanh nghiệp – đặc biệt khi có sự giám sát nghiêm ngặt từ các cơ quan chức năng.

Đường sắt cao tốc cũng không nằm ngoài quy luật này. Chọn tư nhân trong nước là để làm nhanh hơn, hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn cho đất nước, chứ không phải để buông lỏng kiểm soát, né tránh trách nhiệm. Nhà nước thay vì mất rất nhiều công sức vào việc trực tiếp hoạt động đầu tư, kinh doanh thì sẽ tập trung nguồn lực tốt hơn vào việc ở ngoài, đứng trên để xây dựng cơ chế, đặt ra điều kiện và thực hiện giám sát, thanh kiểm tra để bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả phục vụ lợi ích người dân và xã hội.

- Đường sắt cao tốc được xác định có tính lưỡng dụng, vừa phục vụ phát triển kinh tế xã hội, vừa phục vụ quốc phòng an ninh. Doanh nghiệp tư nhân sẽ đáp ứng yêu cầu của Nhà nước để kết hợp thực hiện hai nhiệm vụ đó như thế nào và có bảo đảm không xung đột lợi ích không, thưa luật sư?

Từ Luật Doanh nghiệp năm 2014, đã bỏ loại hình doanh nghiệp công ích trước đây, mà chỉ còn sản phẩm, dịch vụ công ích, tức là mọi doanh nghiệp đều có thể đảm nhiệm. Hàng không, đường biển, đường bộ đều không loại trừ tư nhân và không lo ngại về đảm bảo an ninh quốc phòng, thì đường sắt cũng là vấn đề tương tự.

Dù là Nhà nước hay tư nhân đầu tư, thì mọi công trình liên quan đến an ninh quốc gia đều phải tuân thủ nghiêm các yêu cầu đặc thù về thiết kế, vận hành, bảo vệ, chia sẻ dữ liệu,… bảo đảm mục tiêu đặt ra.

Khát vọng không chỉ của doanh nghiệp, mà của cả đất nước

- Còn việc lo ngại rất lớn là Nhà nước cho tư nhân vay vốn không lãi suất, vừa là một ưu đãi quá lớn, lại vừa đầy rủi ro trong việc thu hồi vốn sau này?

Đây không phải vay để tư nhân tự kinh doanh mà để xây dựng công trình trọng điểm của đất nước. Bản chất vay vốn hoàn toàn khác và mức độ rủi ro giảm thiểu, vì tiền vay phải được đổ vào công trình của Nhà nước.

Về bản chất, 49 tỷ USD không phải là khoản vay thương mại thông thường, mà giống như là khoản tạm ứng để xây dựng công trình đặc biệt của Quốc gia, kèm theo những điều kiện cụ thể rất ngặt nghèo và yêu cầu rất khắt khe của Nhà nước.

- Ngoài ra, dư luận cũng thắc mắc nếu doanh nghiệp được ưu ái trong việc khai thác các mảnh đất vàng xung quanh các nhà ga đường sắt cao tốc, thưa ông?

Nhìn từ góc độ pháp lý – kinh tế, nếu như doanh nghiệp không đặt vấn đề được đầu tư, khai thác bất động sản ở các ga đường sắt cao tốc thì mới đáng lo ngại về mục đích cũng như tính khả thi và hiệu quả triển khai. Đây một điều kiện rất cần thiết để cân đối một phần tài chính cho doanh nghiệp đảm nhận dự án, từ việc đầu tư xây dựng ban đầu cho đến việc vận hành dự án nhiều chục năm sau. Càng xây dựng được nhiều thành phố mới sầm uất chung quanh nhà ga, trở thành đầu mối tập trung phục vụ hành khách, thì càng giúp cho sự thành công của dự án và định hướng phát triển các đô thị nén vệ tinh. Đây cũng là một thế mạnh rất lớn của VinSpeed khi có sự đồng hành của Vingroup.

Cơ hội phát triển dự án bất động sản, cùng với số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay, điều kiện vay, thời hạn khai thác, chuyển giao và nhiều thông số khác là một tổng thể các yếu tố rằng buộc, liên quan chặt chẽ với nhau, sẽ phải được tính toán, thẩm định, cân nhắc và điều chỉnh hợp lý.

- Luật sư vừa nhắc đến hiệu quả, vậy ngoài vấn đề pháp lý, quan điểm của Luật sư thế nào trước những nghi ngờvềhiệu quả của dự án?

Thực ra, hiệu quả dự án, ngoài là vấn đề chính là kinh tế, thì cũng là một vấn đề pháp lý. Chỉ riêng Luật Đầu tư công đã nhắc đến 22 lần, Luật Đấu thầu đã đề cập đến 20 lần và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã ghi nhận 17 lần từ “hiệu quả”.

Dù tư nhân hay Nhà nước, đều phải làm vì hiệu quả. Tuy nhiên, thực tiễn chứng minh, trong nhiều lĩnh vực, tư nhân thường đạt hiệu quả tốt hơn. Chính vì vậy, Đảng và Quốc hội mới vừa xác định rõ rằng, kinh tế tư nhân là một trụ cột quan trọng nhất để dân tộc vươn mình bước vào Kỷ nguyên mới.

Các doanh nghiệp tư nhân lớn thì đều có khát vọng cống hiến, có thể làm vì lợi nhuận hoặc không hoàn toàn là vì lợi nhuận, nhưng chắc chắn cũng đều vì hiệu quả, không chỉ cho mình mà còn cho đất nước.

- Cảm ơn những chia sẻ của luật sư!

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/doanh-nghiep-tu-nhan-dau-tu-du-an-duong-sat-cao-toc-bac-nam-luat-khong-cam-tu-duy-dung-can-post1744146.tpo
Zalo