Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội

Sáng 15/2, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nam Định tham gia thảo luận tại Tổ số 19 cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Bình Dương. Dự phiên thảo luận có đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội. Đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định điều hành phiên họp.

Các đồng chí : Nguyễn Khắc Định, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội ; Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn biểu Quốc hội tỉnh Nam Định dự phiên thảo luận.

Các đồng chí : Nguyễn Khắc Định, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội ; Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn biểu Quốc hội tỉnh Nam Định dự phiên thảo luận.

Theo Tờ trình của Chính phủ, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết quy định về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ chi tiêu tài chính từ ngân sách Nhà nước, hoạt động của tổ chức và nhân lực trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và hoạt động khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp, công nghệ chiến lược; cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, đấu thầu, tài chính và thử nghiệm có kiểm soát cho chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng số, công nghiệp công nghệ số chiến lược để tháo gỡ vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định điều hành phiên thảo luận.

Đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định điều hành phiên thảo luận.

Thảo luận tại phiên họp, Đoàn ĐBQH tỉnh nhất trí cao sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm khẩn trương thể chế hóa một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nhằm giải phóng, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;... Sau khi được Quốc hội thông qua, việc thực hiện Nghị quyết sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.

Đồng chí Nguyễn Hải Dũng, TUV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định phát biểu thảo luận.

Đồng chí Nguyễn Hải Dũng, TUV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định phát biểu thảo luận.

Để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh tập trung góp ý vào một số nội dung liên quan tới quy định về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; áp dụng khoán chi trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước; ưu đãi thuế cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo… Cụ thể, tại Điều 4 dự thảo Nghị quyết quy định: Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được nhà nước đầu tư và giao kinh phí thường xuyên để hỗ trợ, phát triển tổ chức; được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở mức độ cao nhất, trong đó bao gồm việc chủ động trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của tổ chức. Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định đề nghị, cần nghiên cứu thay cụm từ “chủ động” bằng “cho phép” để người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập được toàn quyền lựa chọn, quyết định việc tuyển dụng mà không phải thông qua Sở Nội vụ. Tại Điều 8, nên xem xét nâng mức khoán chi cho các nhà khoa học cao hơn so với các quy định khoán thường xuyên để động viên, khích lệ, thu hút hàm lượng chất xám trong nghiên cứu khoa học. Tại Điều 17, nếu quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ có tính chất đặc biệt, thì cũng nên có khái niệm về chiến lược đặc biệt và không nên ghi rõ tên Tập đoàn Viễn thông Quân đội vào trong dự thảo Nghị quyết.

Đồng chí Võ Văn Kim, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tỉnh Nam Định phát biểu thảo luận.

Đồng chí Võ Văn Kim, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tỉnh Nam Định phát biểu thảo luận.

Về đối tượng áp dụng, dự thảo Nghị quyết cần bổ sung thêm đối tượng ngoài nhà nước để rộng đối tượng hoạt động, huy động toàn bộ năng lực quốc gia để thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới. Ngoài ra, các ý kiến cũng đề nghị Ban soạn thảo giải thích từ ngữ về Phát triển công nghệ chiến lược.

Tin: Văn Trọng, Ảnh: PV

Nguồn Nam Định: https://baonamdinh.vn/tin-tuc-su-kien/202502/doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-nam-dinh-thao-luan-tai-to-ve-du-thao-nghi-quyet-cua-quoc-hoi-b201c77/
Zalo