Điều kỳ lạ về 'dòng sông sôi' có thể luộc chín tất cả sinh vật tại rừng Amazon

Thật kỳ lạ khi có một dòng sông nước sôi bốc hơi trong sâu thẳm của rừng nhiệt đới Amazon. Nhiều người không thể tin đây là sự thật.

Dòng nước nóng bỏng của Shanay-timpishka ở Peru - còn được gọi là La Bomba hoặc đơn giản là 'sông sôi' đã được cộng đồng thổ dân Amazon biết đến trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó đã bị nhiều người nghi ngờ từ lâu, bao gồm các học giả, chính quyền và ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.

Nước ở Shanay - timpishka đủ để pha trà và nấu chín động vật còn sống. Ảnh: Shutterstock

Nước ở Shanay - timpishka đủ để pha trà và nấu chín động vật còn sống. Ảnh: Shutterstock

Họ cũng hoài nghi vì một lý do chính đáng. Nước ấm như thế này thường liên quan đến suối nước nóng địa nhiệtđược cung cấp năng lượng bởi hoạt động núi lửa ngầm, nhưng rừng nhiệt đới Amazon lại được đánh dấu bằng sự thiếu vắng rõ ràng của núi lửa. Người ta ước tính rằng trung tâm núi lửa gần nhấtcách dòng suối bốc hơi hơn 700 km (435 dặm).

Phải đến năm 2011, dòng sông mới được Andrés Ruzo - một nhà khoa học địa nhiệt, người đã được ông nội kể về nó khi còn nhỏ trong nghiên cứu khoa học lần đầu tiên. Trong bài phát biểu của TED năm 2014, Ruzo đã kể lại hành trình đi bộ đường dài đến dòng sông và phát hiện ra truyền thuyết là có thật: dòng nước chảy xiết dài 6,24 km (3,9 dặm), với nhiệt độ trung bình là 86˚C (186,8˚F).

Điều kỳ lạ về dòng sông sôi mà nhiều người chưa từng biết. Ảnh: nationalgeographic

Điều kỳ lạ về dòng sông sôi mà nhiều người chưa từng biết. Ảnh: nationalgeographic

Điều khiến ông ngạc nhiên là dòng sông bắt đầu từ thượng nguồn như một dòng nước lạnh. Nó chỉ trở nên nóng lên khi chảy qua một suối nước nóng nằm dưới một tảng đá có hình dạng giống đầu rắn. Theo truyền thuyết địa phương, "mẹ" của dòng sông là một linh hồn rắn khổng lồ sinh ra nước nóng và nước mát.

Sau khi thảo luận với pháp sư, Ruzo được phép nghiên cứu dòng sông và lấy mẫu nước về phòng thí nghiệm của mình. Pháp sư nói rằng điều kiện duy nhất là luôn đổ nước sông xuống đất sau khi hoàn thành để "nước có thể tìm đường trở về nhà".

Đến đây, du khách không chỉ tìm hiểu về dòng sông sôi mà còn được giao lưu với dân bản địa, khám phá thiên nhiên. Ảnh: Devlin Gandy

Đến đây, du khách không chỉ tìm hiểu về dòng sông sôi mà còn được giao lưu với dân bản địa, khám phá thiên nhiên. Ảnh: Devlin Gandy

Việc ở gần những vùng nước này cực kỳ nguy hiểm, ngay cả đối với động vật hoang dã ở Amazon Peru. Ruzo giải thích rằng anh đã chứng kiến nhiều loài động vật trở thành nạn nhân của dòng sông.

"Tôi đã thấy đủ loại động vật rơi vào đó và điều khiến tôi kinh ngạc là quá trình này khá giống nhau. Chúng rơi vào đó và thứ đầu tiên biến mất là mắt. Rõ ràng tất cả mọi thứ bị nấu rất nhanh. Chúng chuyển sang màu trắng sữa.Chúng tìm cách bơi đi nhưng thịt bị nấu khi vẫn còn liền với xương, vì vậy chúng mất sức. Cuối cùng, nước nóng tràn vào miệng chúng và nấu chín chúng từ trong ra ngoài", Ruzo kể lại.

Thông qua nghiên cứu sâu rộng của mình về khu vực này, Ruzo đã chứng minh được rằng dòng sông tạo ra nhiệt độ gây sốc này “không liên quan đến núi lửa”. Tuy nhiên, quy mô của dòng sông và nhiệt độ cực đại của nó là không có hệ thống địa nhiệt không phải núi lửa nào khác trên thế giới sánh kịp. Ruzo cũng nhận định rằng đối với nhà khoa học địa chất, đó là một hiện tượng địa nhiệt độc đáo.

Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/dieu-ky-la-ve-dong-song-soi-co-the-luoc-chin-tat-ca-sinh-vat-tai-rung-amazon/20241125021547217
Zalo