Dị ứng thời tiết cần kiêng gì?
Dị ứng thời tiết là vấn đề thường gặp, đặc biệt là thời điểm giao mùa, thời tiết mưa lạnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, giao tiếp của người bệnh. Khi bị dị ứng thời tiết có cần kiêng gì không?
Lý do gây dị ứng thời tiết
Khi nhiệt độ trong không khí đột ngột thay đổi nóng lạnh thất thường, làm ảnh hưởng đến các dị nguyên như phấn hoa, nấm,... tồn tại trong không khí. Điều này làm rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể khi ở trong môi trường đó và gây ra tình trạng dị ứng.
Nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết đó là do hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Khi thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại các tác động từ bên ngoài, từ đó gây ra các phản ứng dị ứng,
Nhận biết dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết có những dấu hiệu khá rõ ràng. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa từ hè sang đông hay đông sang xuân với sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột.
Các triệu chứng sớm nhất của dị ứng thời tiết là da đỏ và ngứa thường thấy trên những vùng da hở tiếp xúc với môi trường bên ngoài như vùng da cổ, mặt, chân, tay, ngực, lưng…
Ở vùng da bị dị ứng thường xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban kèm theo ngứa ngáy, khó chịu khiến người bệnh gãi theo phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, càng gãi thì tình trạng ngứa ngáy càng tăng hơn.
Tình trạng da mẩn đỏ hoặc phồng rộp thường thấy ở những người bị dị ứng thời tiết nặng. Đặc biệt tình trạng sưng tấy thường xuất hiện ở môi, mặt, cổ dẫn đến mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Da phồng rộp và ngứa không chỉ gây khó chịu mà còn khiến việc vệ sinh và chăm sóc trở nên khó khăn hơn.
Vết chàm do dị ứng thời tiết xuất hiện trên các vùng da khác nhau. Thường là quanh khuỷu tay, quanh mặt hoặc trên đùi.
Dị ứng thời tiết có xu hướng gây ra các triệu chứng khác nhau trên da. Tuy vậy, bệnh cũng có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn như khó thở, tụt huyết áp nhanh và dị ứng toàn thân.
Người bệnh mắc dị ứng thời tiết cần kiêng gì?
Ngoài việc uống thuốc điều trị, khi bị dị ứng do thời tiết chúng ta cần phải hết sức chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
Việc chú ý trong sinh hoạt để giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng hoặc tổn thương lâu dài có thể xảy ra. Cụ thể:
Nên tránh gió, nước lạnh.
Làn da dị ứng với thời tiết trở nên nhạy cảm và mỏng manh hơn bình thường. Vì vậy cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với gió hoặc nước lạnh. Đặc biệt khi thời tiết hanh khô, các cơn ngứa do dị ứng da có thể bùng phát rộng hơn và kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu.
Ngoài ra, những bệnh nhân dị ứng với thời tiết cần đặc biệt lưu ý khi tắm để tránh bị cảm lạnh. Tốt nhất nên dùng nước ấm và tắm trong phòng kín. Sau khi tắm, lau khô người, dùng máy sưởi hoặc đắp chăn để cơ thể không bị nhiễm lạnh.
Nên tránh thức ăn có thể gây kích ứng da.
Những người bị dị ứng đều rất nhạy cảm. Vì vậy họ cũng dễ bị phản ứng với thực phẩm có chứa các thành phần có thể ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch. Vì vậy, người bệnh cần tránh ăn những thức ăn lạ chứa nhiều chất có thể gây dị ứng như:
Thực phẩm giàu đạm như hải sản, sữa, trứng, bơ, thịt đỏ. Chúng dễ gây kích ứng da, mẩn đỏ, khó thở, ngứa ngáy.
Lạc: Chứa thành phần chính là albumin và vecillin. Cả hai chất đều có khả năng gây dị ứng mạnh.
Đồ ăn cay được nhiều người yêu thích nhưng có thể khiến tình trạng dị ứng thời tiết trở nên trầm trọng hơn do gây nóng trong, tăng nhiệt độ cơ thể và gây ra các phản ứng dị ứng.
Thực phẩm sống, lạnh: Đây là nhóm thực phẩm sẽ khiến việc lưu thông máu bị hạn chế, gan giải độc kém. Từ đó khiến chất độc tích tụ trong cơ thể làm tình trạng dị ứng ngày càng trầm trọng hơn.
Thực phẩm lên men như cà pháo, kim chi và dưa cải bắp có thể chứa nhiều loại vi khuẩn có thể khiến tình trạng dị ứng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Rượu và chất kích thích: Đây là nhóm thực phẩm được khuyến cáo hạn chế khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào, kể cả dị ứng thời tiết. Những chất này có thể dễ dàng tích tụ trong cơ thể và gây ra độc tính, làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả và khiến tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
Không lạm dụng thuốc
Dị ứng nói chung và dị ứng thời tiết nói riêng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Đặc biệt là da bị tổn thương và ngứa ngáy. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng các loại thuốc, kem chống dị ứng,…. Uống nhầm thuốc hoặc lạm dụng thuốc có thể khiến phản ứng dị ứng của cơ thể trở nên trầm trọng hơn.
Tránh mặc quần áo bó sát
Quần áo chật có thể cọ xát vào da, khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng và lan rộng hơn. Ngoài ra, ma sát mạnh có thể dẫn đến trầy xước và nhiễm trùng da nguy hiểm.
Tóm lại: Dị ứng thời tiết là vấn đề hay gặp, để giảm bớt khó chịu khi bị dị ứng thời tiết ngoài việc tránh các loại thực phẩm hoặc thói quen sinh hoạt không phù hợp, những người bị dị ứng thời tiết nên thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây để kiểm soát các triệu chứng: Uống nước lọc và nước trái cây thường xuyên; Tập thể dục để cải thiện sức khỏe, tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh; Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan; Vệ sinh sạch sẽ nơi ở và khu vực sinh sống, đặc biệt là các vật dụng cá nhân như gối, chăn, khăn, v.v. Nếu tình trạng dị ứng của bạn nặng, hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.