Đề tập huấn Ngữ văn: Sự nguy hại của thói đố kị trong giới trẻ
Câu nghị luận xã hội đề tập huấn thi tốt nghiệp trung học phổ thông của một địa phương yêu cầu học sinh bàn về sự nguy hại của thói đố kị trong giới trẻ.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_601_51473897/dea35eb76ff986a7dfe8.jpg)
Gợi ý đáp án
I. ĐỌC HIỂU
1. Thể thơ: năm chữ.
2. Những chi tiết miêu tả đặc điểm tiếng đàn bầu hiện lên trong khổ thơ thứ hai: lời đằm thắm thiết tha, cung thanh, cung trầm.
3. Chủ đề của bài thơ: Bài thơ tái hiện những cung bậc âm thanh của tiếng đàn bầu luôn gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của tác giả.
4. Tình cảm của tác giả: Yêu mến, trân trọng, tự hào về tiếng đàn bầu. Đó là tình cảm chân thành, thiêng liêng, có giá trị giáo dục sâu sắc.
5. Khổ thơ cuối miêu tả âm thanh của tiếng đàn bầu trong niềm vui chiến thắng thống nhất toàn dân tộc. Niềm tin chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh: Trải qua các cuộc chiến tranh tàn khốc, chịu nhiều mất mát hi sinh, nhưng toàn dân tộc vẫn có một niềm tin bất diệt vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
II. VIẾT
1. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh những tấm áo trong đoạn trích "Áo" của Lưu Quang Vũ.
- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh những tấm áo trong đoạn trích Áo của Lưu Quang Vũ.
- Thân đoạn:
+ Hình ảnh những tấm áo biểu tượng cho tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc, hi sinh... của người mẹ dành cho người con: Mũi chỉ đường kim tay mẹ dịu dàng; Mẹ dành tiền may áo mới cho con.
+ Hình ảnh những tấm áo biểu tượng cho sự tự ý thức, niềm hạnh phúc, trân quý,... của người con đối với tấm lòng, tâm tình của người mẹ dành cho mình: Những tấm áo xưa con nhớ lắm, Tuổi nhỏ nằm trong áo nhỏ yêu thương.
+ Hình ảnh những tấm áo biểu tượng cho tình yêu của người mẹ theo suốt hành trình sinh ra, lớn lên của người con. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn dành tình cảm, những điều tốt đẹp nhất cho con. Thời gian, hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng tình mẹ thì chẳng bao giờ đổi thay: Con lớn thêm áo cũng lớn thêm/ Mỗi bận mùa đông đi, trời bớt lạnh/ Mưa xuân rơi, hoa cải vàng sắc nắng/ Mẹ dành tiền may áo mới cho con.
+ Hình ảnh những chiếc áo là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng được xây dựng qua biện pháp nghệ thuật điệp, nhân hóa; được miêu tả, cụ thể qua những từ ngữ gần gũi, bình dị.
- Kết đoạn: Hình ảnh những chiếc áo biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng. Nó có sự lay động sâu thẳm đến nhận thức, tình cảm của mỗi người tiếp nhận.
2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về sự nguy hại của thói đố kị trong giới trẻ.
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự nguy hại của thói đố kị.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
– Giải thích khái niệm: đố kị là thái độ tức tối, bực bội, buồn khổ khi thấy người khác hơn mình. Đó là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống và có thể tồn tại trong bất cứ ai.
– Phân tích sự nguy hại của thói đố kị:
+ Đố kị thường tạo ra năng lượng tiêu cực, khiến người ta chỉ biết đau buồn, tức tối với sự nổi trội hoặc thành công của người khác mà không nhận thức và phát huy được những mặt mạnh của mình.
+ Mang thói đố kị, con người có thể hả hê, vui mừng trước những thất bại, bất hạnh của người khác.
+ Đố kị khiến con người sinh ra tâm lí, hành động tiêu cực, luôn muốn tìm cách để cản trở sự tiến bộ của người khác, khiến cho mình trở nên nhỏ nhen, ích kỉ, thậm chí tàn ác.
– Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, sự đố kị nếu được định hướng tốt sẽ chuyển thành động lực để con người có ý thức vươn lên, khẳng định giá trị của bản thân.
- Để tránh xa thói đố kị, cần có tâm hồn bao dung và nhận thức đúng giá trị tự thân của mình. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc dễ dãi, luôn tự hài lòng về bản thân, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống. Mặt khác, cần chuyển sự đố kị thành năng lượng tích cực, biến sự đố kị thành ý chí khẳng định bản thân thay vì tìm cách cản trở người khác.
* Khẳng định lại vấn đề.