Để 'chơi' với các 'ông lớn' một cách sòng phẳng trong chuyển đổi xanh

Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xanh. Đây chính là nền móng cho một Việt Nam xanh, bền vững, là tài sản quý cho các thế hệ sau.

Ông Hà Đăng Sơn. (Nguồn: Forbes Việt Nam)

Ông Hà Đăng Sơn. (Nguồn: Forbes Việt Nam)

Thành công bước đầu

Thành công số một của Việt Nam chính là về yếu tố tiếp cận điện năng. Đất nước ta đã làm rất tốt khi việc tiếp cận điện năng gần như đạt 100%, đây là một thành tựu gây ấn tượng mạnh với thế giới từ góc độ phát triển bền vững.

Với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, việc cung ứng điện cho các đảo thường dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo, gió hay mặt trời.

Tuy nhiên, những nguồn năng lượng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết nên trong trường hợp bão lũ, việc đảm bảo điện năng cho người dân là rất khó khăn và sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nguồn điện dự phòng giá thành cao như diesel.

Việt Nam có cách tiếp cận khác. Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên đầu tư cho việc kéo các cáp điện ra các đảo để đảm bảo cấp điện ổn định cho người dân. Đơn cử như ở Phú Quốc, từ cuối năm 2001, huyện đảo đã được cấp điện qua đường cáp ngầm, từ đó, kinh tế của huyện đảo tăng trưởng rất nhanh và đời sống của người dân ngày càng cải thiện.

Ngoài ra, chính sách về phát triển điện nông thôn và năng lượng tái tạo cũng đã được Việt Nam được thực hiện nhiều năm nay. Từ năm 1990, đất nước đã có những chính sách thúc đẩy phát triển thủy điện nhỏ, phát triển năng lượng khí sinh học cho vùng sâu, vùng xa.

Hiện tại, các chính sách này vẫn tiếp tục được khuyến khích ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ những thay đổi vượt bậc về công nghệ mà một số vùng hạn chế tiềm năng về khí sinh học hay thủy điện nay đã có thể tiếp cận các nguồn điện mới như điện mặt trời cho nhu cầu sinh hoạt.

Đến thời điểm hiện tại, đất nước hình chữ S cũng đang thuộc nhóm những quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về phát triển năng lượng tái tạo. Tại ba tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Tây Nguyên, nhiều trang trại điện mặt trời, điện gió đã xuất hiện, giúp đất nước đạt tỷ trọng công suất năng lượng tái tạo cao.

Dù đã gặt hái được những thành tựu nhất định về phát triển năng lượng bền vững nhưng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mọi dạng năng lượng đều có mặt trái. Vì vậy, cần có sự kết hợp hài hòa giữa các dạng nguồn với nhau để đảm bảo tính đa dạng của nguồn cung. Ví dụ như điện than là dạng nguồn phát điện gây ô nhiễm và phát thải nhà kính khá lớn nhưng tính ổn định trong cung ứng điện lại tốt hơn so với nguồn điện tái tạo như điện gió hay điện mặt trời.

Dự án lớn của nhà đầu tư Đan Mạch là nhà máy Lego tại Bình Dương cũng sẽ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 9/4/2025 (ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư tổ chức ở Hà Nội).

Mới đây, Chính phủ cũng đã thống nhất chủ trương tái khởi động lại các dự án điện hạt nhân.

Điều này có ý nghĩa quan trọng và mang tính thời đại nhằm phát triển hạ tầng năng lượng theo hướng bảo đảm an ninh, phát thải thấp, phát triển nhân lực chất lượng cao và chú trong tiềm lực khoa học - công nghệ. Điện hạt nhân cũng tiềm ẩn các rủi ro môi trường.

Tuy nhiên, theo thống kê, hầu hết các sự cố liên quan tới điện hạt nhân là do những nguyên nhân chủ quan. Do đó, như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo, đối với điện hạt nhân, chúng ta phải quyết liệt, "không được bàn lùi".

Ngoài ra, phát triển kinh tế xanh cần một lộ trình dài hạn mà ở đó, khu vực tư nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khối tư nhân phải trở thành động lực chính, là “đầu tàu” chuyển dịch xanh, hướng tới phát triển bền vững. Nếu làm được điều này, Việt Nam thể thu hút được các khoản đầu tư lớn, đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Rất nhiều sự thành công về mặt chính sách là nhờ vào những chỉ đạo mang tính đột phá cộng với việc triển khai quyết liệt. Việc sáp nhập, cải tổ bộ máy hành chính trong giai đoạn vừa qua chắc chắn sẽ tạo ra động lực mới trong việc đồng bộ hóa chính sách, thúc đẩy đầu tư năng lượng xanh, hướng đến nền kinh tế xanh và tuần hoàn.

Lưới điện trên đảo Phú Quốc từ tỉnh Kiên Giang. (Nguồn: Năng lượng Việt Nam)

Lưới điện trên đảo Phú Quốc từ tỉnh Kiên Giang. (Nguồn: Năng lượng Việt Nam)

“Điểm cộng” của Việt Nam

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Cam kết này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của đất nước trong việc trở thành một thành viên tích cực của Diễn đàn cấp cao Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) và cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường.

Thực tế, sự hỗ trợ của các thành viên trong P4G với Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu. Dự án Hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam do chính phủ Hà Lan tài trợ từ năm 2003 hay dự án Hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam đã được triển khai từ năm 2014 do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ đều đem lại những kết quả đáng ghi nhận, đóng góp vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng trưởng bền vững.

Đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một dự án lớn của nhà đầu tư Đan Mạch là nhà máy Lego tại Bình Dương cũng sẽ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 9/4/2025 (ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư tổ chức ở Hà Nội).

Dự án có vốn đầu tư lên đến 1,3 tỷ USD, được thiết kế để áp dụng các tiêu chí tiêu dùng điện xanh và tiết kiệm năng lượng theo hướng bền vững nhất của Lego, đáp ứng được các tiêu chuẩn của LEED Gold - chứng chỉ công trình xây dựng xanh được công nhận trên toàn cầu nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững.

Trong tương lai, những dự án như Lego hay Heineken Việt Nam cần được hiện hữu nhiều hơn tại Việt Nam. (Nguồn: Heineken Việt Nam)

Trong tương lai, những dự án như Lego hay Heineken Việt Nam cần được hiện hữu nhiều hơn tại Việt Nam. (Nguồn: Heineken Việt Nam)

Thương hiệu nổi tiếng khác của Hà Lan là Heineken cũng duy trì liên tiếp 8 năm nằm trong nhóm doanh nghiệp dẫn dầu về phát triển bền vững tại Việt Nam, với 99% năng lượng sử dụng từ nguồn tái tạo và không có chất thải chôn lấp.

Trong tương lai, những dự án như Lego hay Heineken Việt Nam cần được hiện diện nhiều hơn tại đất nước hình chữ S.

Khi Việt Nam hợp tác với các đối tác như Đan Mạch hay Hà Lan để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch, các dòng vốn đầu tư lớn từ các nước trong P4G cũng sẽ nhắm đến Việt Nam. Đây là một lợi thế quan trọng mà đất nước cần tận dụng để thu hút đầu tư trong tương lai.

Song song với đó, sự ổn định về mặt chính trị cũng là “điểm cộng” giúp Việt Nam đón nhận nhiều hơn nguồn đầu tư mới. Điều đất nước cần làm là hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để hòa nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới, bởi muốn "chơi" với các “ông lớn” một cách sòng phẳng, thì hệ thống pháp luật của đất nước cũng thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Những thành tựu đã gặt hái được và sự cởi mở của Việt Nam với quốc tế là minh chứng sống động cho thấy, đất nước đang vững bước trên con đường đường hướng tới phát triển bền vững, tạo dựng một tương lai xanh.

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư do Việt Nam lần đầu đăng cai diễn ra từ ngày 14-17/4, tại Thủ đô Hà Nội.

Hội nghị dự kiến do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, với quy mô đón khoảng 800-1.000 đại biểu trong nước và quốc tế. Bên cạnh lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương, doanh nghiệp lớn của Việt Nam, Hội nghị chào đón lãnh đạo cấp cao các nước thành viên P4G, các tổ chức quốc tế là đối tác của P4G.

Đại diện lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, tập đoàn, doanh nghiệp, quỹ tài chính, đầu tư lớn của Chính phủ và tư nhân trong lĩnh vực tăng trưởng, chuyển đổi xanh và biến đổi khí hậu cũng tham dự Hội nghị.

Hà Đăng Sơn

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/de-choi-voi-cac-ong-lon-mot-cach-song-phang-trong-chuyen-doi-xanh-310851.html
Zalo