Chiêm ngưỡng những tiêu bản rắn biển quý hiếm ở Việt Nam
Viện Hải dương học (Nha Trang, Khánh Hòa) đang bảo quản, giữ gìn nguyên hình dạng (tiêu bản) hàng chục loại rắn biển quý hiếm, có loài gần như đang vắng bóng dần trong đại dương.
Thông tin từ Viện Hải dương học, rắn biển còn có tên gọi khác là Đẻn biển, động vật phần lớn thời gian sống trong môi trường biển, thức ăn chính là các loài cá nhỏ, giáp xác. Đặc điểm nổi bật nhất của rắn biển là đầu và mắt đều nhỏ hơn các loài rắn trên cạn. Đồng thời, phần thân và đuôi của rắn biển dẹp và đuôi có chức năng như mái chèo khi bơi trong nước.
Một con rắn biển trưởng thành có thể dài hơn 1 mét, nặng khoảng 1kg. Đặc biệt, rắn biển có khả năng tự kiếm mồi từ rất sớm.
Viện Hải dương học giữ gìn được nguyên hình dạng các loại rắn biển là do khi vừa phát hiện hoặc thu nhận được rắn biển đã chết thì đưa vào xử lý bằng for-mol chống phân hủy và các kỹ thuật khác liên quan.
Việc giữ gìn nguyên hình dạng hàng chục loại rắn biển nhằm phục vụ nghiên cứu chi tiết về chúng, trong đó, trọng điểm là nghiên cứu vai trò rắn biển với sự đa dạng sinh thái biển. Từ đó, hướng đến bảo tồn những loài rắn biển quý hiếm, đồng thời lưu giữ nguồn gen giá trị.
Dưới đây là chùm ảnh một số loài rắn biển đang được bảo quản, giữ gìn nguyên hình dạng (tiêu bản) tại Viện Hải dương học.
![Hàng chục loại rắn biển đang được bảo quản, giữ gìn nguyên hình dạng tại Viện Hải dương học.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_94_51476586/61b6b115835b6a05334a.jpg)
Hàng chục loại rắn biển đang được bảo quản, giữ gìn nguyên hình dạng tại Viện Hải dương học.
![Nhiều người đến tham quan, tìm hiểu về rắn biển.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_94_51476586/8ef159526b1c8242db0d.jpg)
Nhiều người đến tham quan, tìm hiểu về rắn biển.
![Chú rắn biển khoanh cổ mành thu nhận năm 2002 từ Bình Thuận rồi đưa về Viện Hải dương học bảo quản.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_94_51476586/28eefd4dcf03265d7f12.jpg)
Chú rắn biển khoanh cổ mành thu nhận năm 2002 từ Bình Thuận rồi đưa về Viện Hải dương học bảo quản.
![Tại Việt Nam có khoảng 26 loại rắn biển và hầu hết đều có nọc độc. Tuy nhiên, rắn biển đa số có đặc tính hiền, không tấn công người.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_94_51476586/3059e9fadbb432ea6ba5.jpg)
Tại Việt Nam có khoảng 26 loại rắn biển và hầu hết đều có nọc độc. Tuy nhiên, rắn biển đa số có đặc tính hiền, không tấn công người.
![Rắn lục biển được thu nhận ở Kiên Giang từ năm 2015 rồi mang về Viện Hải dương học bảo quản. Loại rắn biển này là loài có nọc độc, đóng góp vào sự đa dạng sinh thái biển, đồng thời một số người đang nghiên cứu làm thuốc.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_94_51476586/d73208913adfd3818ace.jpg)
Rắn lục biển được thu nhận ở Kiên Giang từ năm 2015 rồi mang về Viện Hải dương học bảo quản. Loại rắn biển này là loài có nọc độc, đóng góp vào sự đa dạng sinh thái biển, đồng thời một số người đang nghiên cứu làm thuốc.
![Rắn biển cạp nong được thu nhận ở Cảng Sông Đốc (Cà Mau) về Viện Hải dương học bảo quản năm 2012. Loại rắn biển này có màu sắc giống rắn cạp nong trên đất liền. Tuy nhiên, rắn này hiền và ít tấn công người.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_94_51476586/fcfe215d1313fa4da302.jpg)
Rắn biển cạp nong được thu nhận ở Cảng Sông Đốc (Cà Mau) về Viện Hải dương học bảo quản năm 2012. Loại rắn biển này có màu sắc giống rắn cạp nong trên đất liền. Tuy nhiên, rắn này hiền và ít tấn công người.
![Đẻn mõm nhọn (rắn biển mõm nhọn) được Viện Hải dương học thu nhận, bảo quản năm 2015. Loại rắn này trưởng thành có thể dài trên 1 mét, nặng hơn 1kg.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_94_51476586/87d06773553dbc63e52c.jpg)
Đẻn mõm nhọn (rắn biển mõm nhọn) được Viện Hải dương học thu nhận, bảo quản năm 2015. Loại rắn này trưởng thành có thể dài trên 1 mét, nặng hơn 1kg.
![Đẻn bông (còn gọi rắn biển trắng) có thể di chuyển nhanh trong nước biển.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_94_51476586/bce55a4668088156d819.jpg)
Đẻn bông (còn gọi rắn biển trắng) có thể di chuyển nhanh trong nước biển.
![Rắn biển sọc xanh được thu nhận ở Cà Mau mang về Viện Hải dương học bảo quản năm 2012. Loại rắn biển này được biết đến với họa tiết sọc xanh - đen đặc trưng, giúp chúng ngụy trang khi bơi dưới đại dương, đặc biệt đầu chúng rất nhỏ.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_94_51476586/ea990e3a3c74d52a8c65.jpg)
Rắn biển sọc xanh được thu nhận ở Cà Mau mang về Viện Hải dương học bảo quản năm 2012. Loại rắn biển này được biết đến với họa tiết sọc xanh - đen đặc trưng, giúp chúng ngụy trang khi bơi dưới đại dương, đặc biệt đầu chúng rất nhỏ.
![Mỗi dịp cuối tuần, đông đảo học sinh ở Khánh Hòa đến Viện Hải dương học tham quan khu bảo quản, giữ gìn tiêu bản hàng chục loại rắn biển quý hiếm.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_14_94_51476586/5b4db1ee83a06afe33b1.jpg)
Mỗi dịp cuối tuần, đông đảo học sinh ở Khánh Hòa đến Viện Hải dương học tham quan khu bảo quản, giữ gìn tiêu bản hàng chục loại rắn biển quý hiếm.