Chế độ ăn với hội chứng Wiskott-Aldrich

Không có một chế độ ăn kiêng cụ thể dành riêng cho người mắc hội chứng Wiskott-Aldrich (WAS) nhưng việc duy trì dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm thiểu các triệu chứng rất quan trọng.

1. Hội chứng Wiskott-Aldrich là gì?

Nội dung

1. Hội chứng Wiskott-Aldrich là gì?

2. Chế độ ăn với người mắc hội chứng Wiskott-Aldrich

3. Một số lưu ý khác từ IDF

Hội chứng Wiskott-Aldrich (WAS) suy giảm miễn dịch di truyền-suy giảm chức năng tế bào lympho được xếp vào nhóm các bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát (Primary Immunodeficiency-PI) hiếm gặp. Hội chứng này gây ra các vấn đề về chảy máu và bệnh chàm ngoài việc dễ bị nhiễm trùng. Bệnh này được di truyền theo cách lặn liên kết với nhiễm sắc thể X.

WAS là một tình trạng di truyền trong đó đột biến mất chức năng ở gene WAS mã hóa protein WAS (WASp), một chất điều hòa chính của bộ khung tế bào actin trong các tế bào tạo máu, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bệnh nhân.

WAS là một tình trạng di truyền trong đó đột biến mất chức năng ở gene WAS mã hóa protein WAS (WASp), một chất điều hòa chính của bộ khung tế bào actin trong các tế bào tạo máu, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bệnh nhân.

Theo PGS.TS Lê Thị Minh Hương - Chuyên gia về Miễn dịch-dị ứng, bệnh thường biểu hiện rất sớm trong vòng 1-2 tháng đầu tiên sau sinh. Đặc trưng của người mắc hội chứng này biểu hiện bằng tình trạng suy giảm chức năng các tế bào lympho T và B trong khi số lượng của quần thể tế bào này vẫn ở mức bình thường.

Bệnh nhân mắc chứng suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng này thường rất nhạy cảm với rất nhiều tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Theo thời gian, chức năng của các tế bào này càng ngày càng suy giảm nặng hơn, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội với tần suất và mức độ ngày càng nặng lên. Hội chứng này còn làm giảm số lượng và chức năng của tiểu cầu, một yếu tố rất quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể.

Trẻ mắc hội chứng WAS sẽ có biểu hiện chảy máu ngoài da, niêm mạc, nặng hơn có thể đi ngoài ra máu, đi tiểu máu và nguy hiểm nhất là biến chứng xuất huyết não. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị viêm da cơ địa, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn qua làn da tổn thương, về lâu dài có nguy cơ mắc một số bệnh ác tính hoặc bệnh tự miễn do rối loạn hệ miễn dịch.

Chẩn đoán bao gồm đánh giá nồng độ globulin miễn dịch, số lượng tiểu cầu và thể tích và chức năng bạch cầu. Điều trị là kháng sinh dự phòng và globulin miễn dịch và ghép tế bào gốc tạo máu.

2. Chế độ ăn với người mắc hội chứng Wiskott-Aldrich

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm thiểu các triệu chứng rất quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm thiểu các triệu chứng rất quan trọng.

Theo khuyến nghị của Immune Deficiency Foundation (IDF) là một tổ chức phi lợi nhuận quốc gia của Hoa Kỳ, chuyên phục vụ những người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát (PI), những người mắc suy giảm miễn dịch nên duy trì chế độ ăn lành mạnh và cân bằng để hỗ trợ tốt nhất cho tình trạng bệnh của họ.

2.1. Thực phẩm nên ăn

Mặc dù tổ chức IDF không đưa ra một chế độ ăn cụ thể dành riêng cho người mắc hội chứng Wiskott-Aldrich (WAS) nhưng họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm thiểu các triệu chứng. Dưới đây là những khuyến nghị chung:

Tăng cường hệ miễn dịch

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Đảm bảo cung cấp đủ vitamin C, vitamin D, kẽm, selen và các dưỡng chất thiết yếu khác thông qua chế độ ăn hoặc bổ sung nếu cần thiết. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt...

Duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh

Ăn nhiều chất xơ, prebiotic và probiotic để hỗ trợ sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Sữa chua, kim chi và các thực phẩm lên men khác là những nguồn probiotic tốt.

Đảm bảo đủ protein

Protein cần thiết cho việc sản xuất các tế bào miễn dịch. Bổ sung thịt nạc, cá, trứng, đậu và các loại hạt.

Kiểm soát tình trạng chảy máu

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Ăn rau xanh lá đậm, bông cải xanh và gan để bổ sung vitamin K.

Bổ sung acid béo omega-3

Acid béo omega-3 có tác dụng chống viêm và có thể giúp giảm triệu chứng bệnh chàm. Ăn cá béo, hạt lanh và dầu cá.

Duy trì đủ nước

Da khô có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh chàm.Uống đủ nước và sử dụng kem dưỡng ẩm.

2.2. Thực phẩm nên tránh

Tránh các thực phẩm làm loãng máu

Một số loại thực phẩm và thảo dược có thể làm loãng máu, chẳng hạn như tỏi, gừng và bạch quả. Vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thực phẩm này.

Xác định và tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng

Thực phẩm gây dị ứng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh chàm. Các loại thực phẩm gây dị ứng có thể bao gồm sữa, trứng, đậu nành, lúa mì và các loại hạt.

Theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm của người bệnh để loại trừ thực phẩm gây dị ứng.

Theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm của người bệnh để loại trừ thực phẩm gây dị ứng.

3. Một số lưu ý khác từ IDF

Chế độ ăn kiêng

Chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa nhiễm trùng. Chế độ ăn uống thông thường thường là đủ nhưng có thể cần phải điều chỉnh trong thời gian bị bệnh cấp tính. Chế độ ăn uống đặc biệt không cần thiết trừ khi người đó mắc một tình trạng bệnh khác như bệnh đái tháo đường.

Trong một số trường hợp, dinh dưỡng qua đường tiêu hóa hoặc dinh dưỡng qua đường tiêm tĩnh mạch hoàn toàn (TNP) có thể cần thiết cho những người không thể ăn hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng qua đường miệng. Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa bao gồm việc đưa trực tiếp vào dạ dày hoặc ruột bằng một ống đặc biệt, trong khi TPN là dinh dưỡng được đưa trực tiếp vào máu qua đường tĩnh mạch.

Hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Có nhiều loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng bao gồm vitamin, thực phẩm bổ sung thảo dược và men vi sinh. Nhìn chung, những sản phẩm này không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quản lý và tuyên bố cải thiện sức khỏe hoặc tăng cường hệ miễn dịch của chúng không dựa trên dữ liệu khoa học. Hãy hết sức thận trọng khi dùng những sản phẩm này vì chúng có thể tương tác với thuốc theo toa và men vi sinh có chứa vi sinh vật sống. Vì vậy, nên luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào.

Lưu ý, chế độ ăn của mỗi người bệnh WAS có thể khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và các triệu chứng cụ thể. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp nhất. Việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, đa dạng là rất quan trọng để hỗ trợ hệ miễn dịch và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh WAS.

Thùy Vân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-voi-hoi-chung-wiskott-aldrich-16925033010531795.htm
Zalo